Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam

thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế thông qua các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương, cùng với chính sách mở cửa trong nước, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư, phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó, nhu cầu về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngày một gia tăng là một điều tất yếu. Để có thể giúp các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhứng đối tác trong nước hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này và những chính sách, thủ tục pháp lý liên quan tới thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam, chúng tôi xin được giải đáp những vấn đề trên qua bài viết này.

Vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Đầu tư nước ngoài liên quan đến dòng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, cấp cho nhà đầu tư nước ngoài cổ phần sở hữu rộng rãi trong các công ty và tài sản trong nước. Đầu tư nước ngoài biểu thị rằng người nước ngoài có vai trò tích cực trong quản lý như một phần đầu tư của họ hoặc một phần vốn cổ phần đủ lớn để nhà đầu tư nước ngoài có thể tác động đến chiến lược kinh doanh. Xu hướng hiện đại nghiêng về toàn cầu hóa, nơi các công ty đa quốc gia đầu tư vào nhiều quốc gia khác nhau.

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty trong nước và tài sản của một quốc gia khác. Các tập đoàn đa quốc gia lớn sẽ tìm kiếm cơ hội mới để tăng trưởng kinh tế bằng cách mở chi nhánh và mở rộng đầu tư sang các nước khác.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các khoản đầu tư vật chất dài hạn do một công ty thực hiện ở nước ngoài, chẳng hạn như mở nhà máy hoặc mua các tòa nhà. Đầu tư gián tiếp nước ngoài liên quan đến các tập đoàn, tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần của các công ty nước ngoài giao dịch trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

Các khoản vay thương mại là một loại hình đầu tư nước ngoài khác và bao gồm các khoản vay ngân hàng do các ngân hàng trong nước cấp cho các doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc chính phủ của các quốc gia đó.

Một loại nhà đầu tư nước ngoài khác là ngân hàng phát triển đa phương (MDB), là một tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vào các nước đang phát triển với nỗ lực khuyến khích sự ổn định kinh tế. Không giống như những người cho vay thương mại có mục tiêu đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận, MDBs sử dụng các khoản đầu tư nước ngoài của họ để tài trợ cho các dự án hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Các khoản đầu tư – thường dưới dạng cho vay lãi suất thấp hoặc không lãi suất với các điều kiện có lợi – có thể tài trợ cho việc xây dựng một dự án cơ sở hạ tầng hoặc cung cấp cho quốc gia nguồn vốn cần thiết để tạo ra các ngành công nghiệp và việc làm mới. Ví dụ về các ngân hàng phát triển đa phương bao gồm Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB).

 Đầu tư nước ngoài là khi một công ty hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư vào tài sản hoặc cổ phần sở hữu của một công ty có trụ sở tại một quốc gia khác. Khi toàn cầu hóa trong kinh doanh ngày càng gia tăng, việc các công ty lớn mở chi nhánh và đầu tư tiền vào các công ty ở các quốc gia khác trở nên rất phổ biến. Các công ty này có thể đang mở các nhà máy sản xuất mới và thu hút lao động, sản xuất rẻ hơn và ít thuế hơn ở một quốc gia khác. Họ có thể đầu tư nước ngoài vào một công ty khác bên ngoài quốc gia của họ vì công ty được mua có công nghệ, sản phẩm cụ thể hoặc khả năng tiếp cận thêm khách hàng mà công ty mua muốn. Nhìn chung, đầu tư nước ngoài vào một quốc gia là một dấu hiệu tốt thường dẫn đến tăng trưởng việc làm và thu nhập. Khi đầu tư nước ngoài vào một quốc gia nhiều hơn, nó có thể dẫn đến các khoản đầu tư lớn hơn nữa vì những người khác thấy quốc gia đó ổn định về kinh tế.

Đầu tư nước ngoài có thể được chia thành đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là khi các công ty thực hiện đầu tư và mua sắm vật chất vào các tòa nhà, nhà máy, máy móc và thiết bị khác bên ngoài quốc gia của họ. Đầu tư gián tiếp là khi các công ty hoặc tổ chức tài chính mua các vị thế hoặc cổ phần trong các công ty trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Hình thức đầu tư này không thuận lợi như đầu tư trực tiếp vì nước sở tại có thể bán khoản đầu tư của họ rất dễ dàng vào ngày hôm sau nếu họ chọn. Đầu tư trực tiếp thường là khoản đầu tư dài hạn hơn vào nền kinh tế của nước ngoài. Việc bán nhà máy, máy móc và các tòa nhà gần như không dễ dàng như bán cổ phần của cổ phiếu.

Hình thức thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam

Nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu

Theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty. Hình thức đầu tư này còn được gọi là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).

Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam

Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam. Theo đó, công ty Việt Nam lúc này sẽ trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài và phải thực hiện các thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Hình thức đầu tư này được gọi là đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, thông qua việc mua lại cổ phiếu, trái phiếu công ty nước ngoài (FPI).

Đối tượng có thể thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam

– Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;

– Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; 

– Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam
thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam

Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam

Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam phải đáp ứng được một số quy định, cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020.

*** Chủ thể có quyền thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam được quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, bao gồm các tổ chức, cá nhân và không rơi vào trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

*** Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam (FDI) thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, cần xem xét đến các ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Chẳng hạn với ngành nghề kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhà đầu tư không được phép thành lập công ty có vốn nước ngoài để kinh doanh hoạt động này vì pháp luật hiện hành quy định chỉ doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam mới được cấp phép hoạt động (theo Điều 6 Nghị định 38/2020/NĐ-CP).

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

*** Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần (FPI) thì được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghĩa vụ báo cáo sau khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam

Sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tùy vào lĩnh vực hoạt động mà công ty có vốn nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh như: báo cáo hoạt động mua án hàng hóa, báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu, báo cáo hoạt động lưu trú… Việc báo cáo được thực hiện theo quý, 6 tháng hoặc 1 năm.

Đối với công ty có vốn nước ngoài được lập theo dự án đầu tư có vốn nước ngoài thì phải thực hiện đầy đủ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản, và thực hiện chế độ báo cáo thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nam của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139