Khi thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam có những dự án bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới có thể đi vào hoạt động. Vậy với Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định những trường hợp nào bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Tất cả những thông tin bạn cần biết đều sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Sơn La dưới đây.
Định nghĩa giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư được định nghĩa đơn giản là mẫu văn bản, bản điện tử ghi nhận lại những thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Trong Bộ Luật Đầu tư cũng có định nghĩa cơ bản về mẫu văn bản này. Nhưng theo quy định đã được cập nhật mới, giấy chứng nhận đầu tư sẽ được thay bằng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được cấp trong trường hợp nào?
Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.
Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
- Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
- Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Lưu ý: Những nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và đối tác Việt Nam tham gia thực hiện những hoạt động đầu tư và một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Sơn La
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Sơn La được thực hiện như sau:
Với những dự án đầu tư nằm trong diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật thì trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc tính từ ngày được nhận quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Những dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định thì nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục theo quy định sau đây:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ;
Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.
Mục đích của việc xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này sẽ giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng. Đồng thời được áp dụng cho tất cả những nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Những cá nhân, tổ chức muốn xin giấy chứng nhận cần đến sở kế hoạch và đầu tư để xin cấp.
Những hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Sơn La
Hồ sơ dự án đầu tư để xin giấy chứng nhận đầu tư gồm:
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, quy mô đầu tư, địa điểm, thời hạn, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; tình trạng sử dụng của máy móc, thông số kỹ thuật chính, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
Các nội dung khi có sự thay đổi công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Tên dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
- Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Đồng thời khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư còn phải thay đổi các nội dung liên quan trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Sơn La trong trường hợp không phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc văn bản tương đương đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hiện tại;
- Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung sau:
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Câu hỏi liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Sơn La
Khách hàng hỏi: Giờ tôi muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng tôi dự kiến đầu tư vào công ty này đã được thành lập rồi. Vậy khi tôi thực hiện thủ tục đầu tư có cần phải thành lập một công ty mới không hay có phải làm thủ tục gì khác không để thực hiện được hoạt động kinh doanh ?
Luật Trần và Liên danh trả lời: Trong trường hợp này bạn không phải thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nữa mà nếu bạn đã tìm được công ty đã được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam rồi thì bạn chỉ cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn đầu tư vào công ty Việt Nam đã được thành lập rồi. Sau khi thực hiện xong thủ tục xin chấp thuận góp vốn đầu tư xong, bạn thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty.
Khách hàng hỏi: Tôi là người nước ngoài có đang dự kiến thực hiện đầu tư vào Việt Nam để hoạt động. Tôi đang chưa rõ là khi tôi góp 20% vốn và người Việt Nam góp 80% vốn còn lại thì tôi phải làm gì để kinh doanh được ở Việt Nam ?
Luật Trần và Liên danh trả lời: Trong trường hợp này bạn cần lưu ý là bạn góp vốn như vậy là góp theo hình thức đầu tư nào ? Bạn góp vốn vào công ty đã có sẵn rồi hay góp vốn để thành lập công ty mới. Nếu bạn góp vốn vào công ty Việt Nam đã có sẵn rồi thì như đã phân tích ở trên bạn không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài và khi xin được chấp thuận đầu tư góp vốn xong thì thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Còn nếu bạn thự hiện góp vốn cùng người Việt Nam để thành lập công ty mới ngay từ đầu thì bạn cần phải thực hiện thủ tục các bước: Thực hiện thủ tục xin chủ trương đầu tư nếu thuộc đối tượng phải xin chủ trương đầu tư còn nếu không thuộc đối tượng phải xin chủ trương đầu tư thì thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư –> Xin xong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thực hiện thủ tục thành lập công ty —> Thực hiện xong thủ tục thành lập công ty xong thì xin giấy phép con nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Khách hàng hỏi: Hiện nay tôi rất muốn đầu tư vào Việt Nam ở nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng hiện giờ tôi không biết được các ngành nghề kinh doanh đấy khi đầu tư vào Việt Nam những ngành nghề nào là ngành nghề có điều kiện, ngành nào là không có điều kiện và tôi muốn biết danh sách ngành nghề có điều kiện đó thì có thể xem ở đâu được ?
Luật Trần và Liên danh trả lời: Hiện nay khi thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thì được phân ra những ngành nghề kinh doanh cấm đầu tư; ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện. Đối với những ngành nghề kinh doanh cấm điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh còn đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường thì nhà đầu tư nước ngoài xin xong giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đã có thể hoạt động được bình thường còn đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng được các điều kiện đó thì mới được phép kinh doanh. Căn bản là những ngành nghề có điều kiện thì căn cứ vào phụ lục trong danh sách của luật đầu tư đã liệt kê rất rõ song cũng cần xem thêm những quy định điều kiện cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Trên đây là bài viết tư vấn về cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Sơn La của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.