Làm kiểm toán có giàu không

làm kiểm toán có giàu không

Ngành kiểm toán là một trong những ngành đầy tiềm năng cho các bạn trẻ trong thời kỳ đất nước hội nhập như hiện nay. Ngành Kế toán và Kiểm toán là hai ngành cung cấp những nguồn nhân lực rất quan trọng cho vấn để tài chính, liên quan đến tiền bạc của một tổ chức, công ty. Vậy ngành Kiểm toán có gì đặc biệt? Có hấp dẫn hay không? Ra trường có dễ xin việc làm không? làm kiểm toán có giàu không? Bài viết sau đây sẽ trình bày rõ ràng những vấn đề này.

Đôi nét tổng quát về ngành Kiểm toán

Kiểm toán là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản thường niên của một tổ chức. Công việc này thường do một cá nhân độc lập, đủ trình độ được gọi là kiểm toán viên tiến hành nhằm khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh chính xác tình hình tài chính thực tế. Đồng thời không bao che cho sự gian lận, tiêu cực.

Kiểm toán là xác minh và trình bày những ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của một công ty, doanh nghiệp, một tổ chức nào đó bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật chuyên nghiệp của một người kiểm toán. Công việc này do những người kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ đủ tiêu chuẩn, thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, pháp luật có hiệu lực.

Kiểm toán sẽ sử dụng các phương pháp đối chiếu, logic, phương pháp diễn giải thông tin, quan sát, kiểm kê, điều tra, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tất cả những tài liệu. Đi đôi với đó là tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp nào đó.

Ngày nay, một người kiểm toán viên sẽ có trình độ làm việc gần giống với kế toán, chỉ khác nhau ở chỗ kế toán làm công tác hạch toán chi tiêu, người kiểm toán sẽ làm công tác kiểm tra, xác minh tính trung thực và hợp lý của những báo cáo tài chính đó.

Kiểm toán giúp những người quan tâm có được những nguồn thông tin chân thực nhất về tình hình tài chính của một công ty. Trong khi kế toán đơn giản hơn là thực thi tình hình chi tiêu hàng ngày, tổng kết báo cáo hàng tháng cho một công ty,

Kiểm toán là một nghề khá mới mẻ và đầy sự thú vị. Ngành này đòi hỏi nhân viên kiểm toán sau khi hoàn thành công việc tại một công ty, doanh nghiệp, họ sẽ lại phải làm việc tiếp tục với những báo cáo tài chính ở những đơn vị khác. Đây chính là tố chất rất cần thiết của một người kiểm toán viên.

Nhu cầu xã hội đối với ngành Kiểm toán

Theo dự báo của VietnamWorks – trang tuyển dụng trực tuyến lớn nhất ở nước ta, trong danh sách top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất năm 2019 có sự xuất hiện của nghề kiểm toán. Sự trở lại ngoạn mục này đã đánh dấu gần 10 năm vắng mặt trong nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của nghề kiểm toán.

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã có những bước phát triển đầy sôi động sau 25 năm thành lập, 30 năm đổi mới và cải cách theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Những người làm nghề kiểm toán ở nước ta vui mừng và tự hào, vì đã có những đóng góp rất ý nghĩa vào sự thành công chung của nền kinh tế. 

Nước ta đang trong quá trình hội nhập thế giới mạnh mẽ, nhu cầu cung cấp các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn về định giá, thuế,… ngày càng cao. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, yêu cầu về sự minh bạch công bố thông tin kế toán ở các Báo cáo tài chính luôn đòi hỏi phải có sự xác nhận của kiểm toán viên.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia dự đoán, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán rất lớn, đặc biệt là những nhân lực trình độ đại học, có kiến thức chuyên môn vững, có kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kiểm toán

Sau khi tốt nghiệp ngành Kiểm toán, sinh viên có cơ hội làm việc trong các bộ phận kiểm toán trong các công ty, tại các cơ quan của nhà nước, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hoặc có thể trở thành những cán bộ nghiên cứu, giảng viên chuyên giảng dạy về kiểm toán, làm kế toán tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán, kế toán nói chung.

Với mức lương rất hấp dẫn cùng những cơ hội phát triển lạc quan trong nghề, kiểm toán vẫn là một trong những ngành thu hút đông đảo thí sinh nhất hiện nay.

Ở nước ta, có rất nhiều công ty kiểm toán được thành lập với khoảng trên 30 trụ sở văn phòng hoạt động trên cả nước, 5 công ty được đầu tư bởi 100% vốn nước ngoài, 2 công ty liên doanh và nhiều loại hình công ty khác của Việt Nam.

Trong đó có thể nhắc đến những công ty kiểm toán hàng đầu như Big4, công ty Kiểm toán An Việt, hãng Kiểm toán AASC,…  Trong vòng 10 năm tới, Bộ Tài Chính đề ra mục tiêu tăng số lượng các công ty kiểm toán lên đến 100 công ty với gần 20.000 kiểm toán viên.

Nghề kiểm toán đang mở ra những cơ hội việc làm đầy triển vọng cho đông đảo bạn trẻ yêu thích những con số và thích thử thách chính mình. Nhưng trước hết, các bạn nên nhớ rõ nghề Kiểm toán rất quan trọng bằng cấp và kinh nghiệm. Vì thế, công việc này yêu cầu các bạn nên có bằng tốt nghiệp đại học.

Tiếp theo, để có được những kỹ năng và kiến thức kiểm toán thực tế, bạn nên đi học thêm hoặc tự tìm hiểu một số môn sau đây: Kế toán, Thuế, Tiếng Anh chuyên ngành Kiểm toán. Đặc biệt, nếu được học trên những tình huống thực tế và trải nghiệm những bước làm việc của một kiểm toán viên có kinh nghiệm thì các bạn nên đăng ký học những khóa cần thiết như Kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Nếu các bạn đủ tự tin mình có vốn ngoại ngữ nhất định, vững vàng về kiến thức kế toán, có thể đương đầu với những áp lực, dễ thích nghi được với cuộc sống, có khả năng làm việc nhóm… và những tố chất cần thiết khác thì việc trở thành một kiểm toán viên đầy tài năng cho một công ty lớn là rất đơn giản.

Mức thu nhập của một Kiểm toán viên

Mức lương của những công ty kiểm toán rất ổn định. Tuy khởi đầu ở mức tương đối nhưng sau khi làm việc một thời gian, mức lương của những Kiểm toán viên sẽ tăng bậc khá nhanh.

Chưa kể nếu các bạn làm tốt thì nhiều khoản đánh giá, thưởng nóng sẽ rất tốt. Nếu bạn muốn có dư giả với nghề kiểm toán, bạn phải phấn đấu lên được chức danh partner, chủ phần của các công ty lớn.

Còn nếu bạn chỉ là người quản lý thì cũng chỉ nằm ở mức khá giả, chứ không giàu có như là công việc kinh doanh. Nếu các bạn đã được làm partner thì thu nhập cũng rất hậu hĩnh. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là partner phải chịu trách nhiệm rất nhiều về quyết định kiểm toán mà mình đã đưa ra.

Những tố chất cần có để thành công trong ngành Kiểm toán

Để theo đuổi thành công và thuận lợi ngành Kiểm toán, các bạn nên hội tụ những tố chất sau:

Yêu thích sự tính toán, yêu thích việc tiếp xúc thường xuyên với những con số.

Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực.

Có khả năng chịu được áp lực công việc tốt.

Không ngại vất vả vì công việc kiểm toán sẽ phải thường xuyên đi công tác xa.

Có tính cách năng động, hoạt bát.

Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và thông cảm với đồng nghiệp.

làm kiểm toán có giàu không
làm kiểm toán có giàu không

5 điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán

Cả ngành Kế toán và Kiếm toán điều làm việc trên những con số và dữ liệu từ nhiều đối tượng cung cấp. Sau đó tổng hợp lại thành một báo cáo tài chính để thuyết trình với người yêu cầu báo cáo.

Tuy nhiên giữa 2 ngành này vẫn có điểm khác biệt mà bạn chuẩn bị theo học phải chú ý.

 

Kế toán

Kiểm toán

Công việc

Ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân

Kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính do kế toán cung cấp, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó

Nhân sự

Một nhân sự của một tổ chức và nhận lương từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó

Một người độc lập và được chỉ định làm việc trong một khoảng thời gian cụ thể. Nhận được một khoản thù lao từ việc kiểm toán

Mục tiêu

Bộ phận cung cấp các quan điểm chính xác, khách quan về dữ liệu tài chính

Bộ phận xác minh tính chính xác của thông tin do kế toán cung cấp

Thời gian

Là một quá trình liên tục, với dữ liệu giao dịch tài chính được nhập hàng ngày. Kế toán bắt đầu sau khi ghi sổ kế toán

Diễn ra theo định kỳ, sau khi lập báo cáo tài chính và kế toán cuối cùng. Kiểm toán bắt đầu sau khi hạch toán.

Mức độ chi tiết

Bao gồm bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình trạng tài chính của cá nhân hoặc công ty. Chẳng hạn như báo cáo ngân hàng, báo cáo lãi lỗ và thuế. Nó có mức độ chi tiết cao hơn nhiều so với kiểm toán. 

Kiểm toán viên lấy mẫu thông tin này để kiểm tra việc kiểm soát chất lượng, cơ hội cải tiến và kiểm soát rủi ro.

Nên học kế toán hay kiểm toán

Cơ hội việc làm của kế toán và kiểm toán

Lựa chọn ngành kế toán, kiểm toán có bị thất nghiệp không?

Vì kế toán là bộ phận không thể thiếu trong tất cả các công ty, tổ chức, do đó, đây là một trong những nghề không lo thất nghiệp nhất.

Theo công bố mới nhất của Navigos Group – Mạng việc làm và tuyển dụng uy tín tại Việt Nam đã đưa ra: Nhu cầu về kế toán tài chính xếp thứ 3 trong số 5 bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Hiện nay, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán còn thiếu nhiều, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn cao.

Với kiến thức là một chứng nhận vô giá, bạn sẽ có được mức lương cao hơn từ 10% đến 15% so với các ngành nghề khác trong xã hội khi theo nghề kế toán. 

Có thể nói mức lương chung của nhân viên kế toán hiện nay hoàn toàn có thể khiến bạn tạo lập được một cuộc sống ổn định.

Nên học kế toán hay kiểm toán

Để trả lời cho câu hỏi: “nên học kế toán hay kiểm toán”, chính bạn thân các bạn sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Cả 2 ngành đều đòi hỏi tính chính xác cao, chịu được áp lực của công việc, trung thực, tỉ mỉ, thông thạo các kỹ năng tin học văn học.

Tuy nhiên, những bạn nữ thích ổn định thường sẽ lựa chọn đi theo kế toán. Còn những bạn nam thích “xê dịch” thường có xu hướng lựa chọn ngành kiểm toán.

Nếu bạn lựa chọn đi theo công việc kế toán, nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn kiến thức. Vì vậy nếu không may mắn được tuyển vào công ty lớn, chuyên nghiệp, có thu nhập ổn, các bạn có thể bắt đầu ở những doanh nghiệp nhỏ để hiểu quy trình và thành thạo kỹ năng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về câu hỏi làm kiểm toán có giàu không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139