Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, tính đến ngày 20/6/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù có giảm so với năm 2021 nhưng con số vẫn cho thấy Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI. Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công ty Luật Trần và Liên danh sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang trong bài viết dưới đây.
Lợi ích của việc thành lập công ty/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự mở rộng mạnh mẽ của khu vực tư nhân, Việt Nam là một trong những nền kinh tế châu Á phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng GDP cao.
Nằm ở trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam có vị trí khá chiến lược về tiếp cận thị trường. Hơn nữa, Việt Nam có đường bờ biển dài và gần các tuyến vận tải biển lớn của thế giới.
Việt Nam đang mở cửa với nền kinh tế toàn cầu. Nó là thành viên của ASEAN, Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nó cũng có hơn 60 hiệp định đánh thuế hai lần.
Dân số Việt Nam trẻ, có tay nghề cao và dồi dào. Tỷ lệ người biết chữ trên 90%.
Việt Nam có một chính phủ và cơ cấu xã hội ổn định, là một địa điểm lý tưởng để đầu tư vốn.
Các bước thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang
Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Quy trình đầu tiên trong việc thành lập công ty vốn nước ngoài)
☑ Hồ sơ đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ pháp lý cho việc THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM dành riêng cho cá nhân và tổ chức như sau
☑ Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài
Đối với cá nhân có 3 loại hồ sơ quan trọng
# Hộ chiếu
# Hợp đồng thuê trụ sở
# Xác nhận ngân hàng với số vốn tương tự với vốn Điều lệ đầu tư tại Việt Nam.
☑ Tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài
Đối với tổ chức có 5 loại hồ sơ sau
# Giấy đăng ký kinh doanh
# Điều lệ hoạt động của Công ty nước ngoài (m&a)
→ Lưu ý: Hai tài liệu này phải hợp thức hóa lãnh sự khi đưa về Việt Nam sử dụng
# Báo cáo tài chính có lợi nhuận hoặc Xác nhận ngân hàng bằng với số tiền dự định đầu tư vào Việt Nam.
# Hợp đồng thuê trụ sở tại Việt Nam
# Quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật đối với Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trên đây là các điều kiện cơ bản về việc thành lập công ty có thành viên là người nước ngoài.
☑ Thời gian thành lập công ty có vốn nước ngoài
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
Đối dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang (IRC)
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 3: Xin Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang (ERC)
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp IRC
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Các thông tin cần thiết của một bộ ERC bao gồm:
Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (mã số thuế);
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang có thể được thực hiện trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh, qua dịch vụ bưu chính, hoặc qua mạng liên lạc điện tử [trực tuyến]. Hiện tại, hầu hết các đơn đăng ký ERC được thực hiện thông qua trực tuyến. Nội dung/ yếu tố của hồ sơ đăng ký ERC tùy thuộc vào hình thức công ty muốn thành lập. Thông thường, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) và công ty cổ phần (JSC), hồ sơ đăng ký ERC như sau:
A- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhiều thành viên và công ty cổ phần
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên của công ty TNHH nhiều thành viên; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần.
Các bản sao:
Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là cá nhân; giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là tổ chức; giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài thành lập hoặc đồng sáng lập theo quy định của Luật Đầu tư.
B- Đối với công ty TNHH một thành viên
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Các bản sao:
Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
Bước 4: Khắc con dấu pháp nhân của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Con dấu doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
Tên doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
Thứ tự của con dấu (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều con dấu)
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản thanh toán) và khai thuế ban đầu phát hành hóa đơn.
Khai và nộp lệ phí Môn bài
Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
Thời hạn nộp tiền lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài.
Sau khi đi vào hoạt động, hàng năm doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (Mẫu 06/GTGT)
(Lưu ý về mẫu 06/GTGT từ ngày 5/11/2017, doanh nghiệp không phải nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký và chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT. Đây là một trong những nội dung của Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 của Bộ Tài chính.)
Có hai phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ (sử dụng hoá đơn GTGT) và phương pháp trực tiếp (sử dụng hoá đơn bán hàng).
Để áp dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp thực hiện thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu 06/GTGT; thời hạn nộp mẫu 06/GTGT trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh.
Thông báo về việc sử dụng dịch vụ đại lý thuế (nếu có)
Người nộp thuế sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế thông qua Đại lý thuế thì thông báo cho CQT quản lý trực tiếp bằng văn bản kèm theo bản chụp hợp đồng dịch vụ có xác nhận của người nộp thuế chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi Đại lý thuế thực hiện lần đầu các công việc thủ tục về thuế nêu trong hợp đồng.
Đăng ký mã số thuế cá nhân
Doanh nghiệp có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi chi trả thu nhập tiền lương, tiền công cho người lao động và thực hiện việc đăng ký mã số thuế cho người lao động (nếu người lao động chưa có mã số thuế).
Cá nhân có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền qua đơn vị chi trả thu nhập thực hiện thủ tục đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế.
Đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế
Khi có chữ ký số công cộng, Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử tại địa chỉ: https://nhantokhai.gdt.gov.vn/
Bước 6: Mở tài khoản vốn và chuyển tiền vào góp vốn (Bước này rất quan trọng)
Quy định về tài khoản vốn của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Thông tư 05/2014/TT-NHNN ngày 12/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Cơ sở pháp lý
Biểu cam kết WTO;
Luật Đầu tư năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Doanh nghiệp năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.
Một số lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang
Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
Trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký. Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư góp mức vốn góp cao thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.
Nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ngay khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,…. đối với cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập. Trong khi đó đối với công ty Việt Nam hoặc thủ tục mua phần vốn góp thì không yêu cầu điều kiện này.
Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
Đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
Khác biệt lớn nhất của công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận rất rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, đến hạn nhà đầu tư chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.
Thủ tục kê khai thuế của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như công ty vốn Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.
Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Các hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu
Theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Theo đó, lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần
Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1%-100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam. Sau đó, công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại An Giang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.