Thẩm định giá là một lĩnh vực không hề mới lạ với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay thị trường thẩm định giá tại Việt Nam đang phát triển hết sức đa dạng và phong phú, điển hình cho vấn đề này chính là sự ra đời của hàng loạt các công ty về thẩm định giá trên khắp cả nước. Tuy nhiên hoạt động thẩm định giá không phải là hoạt động dễ thực hiện.
Vì liên quan đến lĩnh vực tài chính nên thẩm định giá chịu rất nhiều những quy định của pháp luật trong các tiêu chuẩn,điều kiện, phương thức thực hiện. Muốn làm tốt được hoặc hiểu được về lĩnh vực này,cần nắm được quy định của pháp luật về thẩm định giá tại Ninh Thuận.
Tư vấn pháp luật là gì?
Hiện nay còn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật. Tuy nhiên, từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hoạt động tư vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của một điều luật, một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp thông tin về những quy định pháp luật có liên quan mà còn là việc sử dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm của các chuyên gia pháp luật.
Như vậy, người thực hiện tư vấn phải sử dụng lao động trí óc của mình để đưa ra một lời khuyên, giúp khách hàng có một hướng giải quyết đúng đắn.
Đây là cách hiểu phổ biến nhất về “tư vấn pháp luật” và thuật ngữ này thường được sử dụng với ý nghĩa đó trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.
Tư vấn pháp luật do ai thực hiện?
Hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay được thực hiện theo hai mô hình sau đây:
– Thứ nhất là, tư vấn pháp luật của luật sư theo quy định của Luật luật sư năm 2006 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007);
– Thứ hai là, tư vấn pháp luật do các tổ chức đoàn thể xã hội thực hiện được điều chỉnh bởi Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11-6-2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật.
Hoạt động tư vấn pháp luật này mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận, khác với hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư (có tính chất hoạt động nghề nghiệp độc lập, có thu phí dịch vụ) và hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước (giúp đỡ pháp lý miễn phí, mọi chi phí liên quan do nhà nước chi trả).
Để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật cho thành viên của tổ chức mình và các đối tượng khác theo luật định, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật và duy trì hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải về tài chính.
Tư vấn pháp luật là hoạt động chuyên môn đặc thù, vì vậy, đòi hỏi người thực hiện tư vấn pháp luật phải hội đủ các tiêu chuẩn nhất định.
Luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên pháp luật (gọi chung là người tư vấn) là những người có kiến thức pháp luật (có trình độ cử nhân luật trở lên), kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp (đối với luật sư), có sự tận tâm, nhiệt tình và chịu trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động tư vấn pháp luật của mình (đối với tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên pháp luật).
Những đối tượng được tư vấn pháp luật
Những đối tượng được tư vấn pháp luật thường rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm:
– Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật. Điểm khác biệt cơ bản giữa khách hàng của luật sư với các đối tượng được tư vấn khác là thông thường khách hàng phải trả phí dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp được luật sư tư vấn miễn phí.
– Đối tượng thụ hưởng tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là được tư vấn pháp luật miễn phí (chiếm gần 70% khối lượng công việc tư vấn pháp luật của các tổ chức này), trong đó có:
Thành viên của các tổ chức chính trị –xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (ví dụ: công đoàn viên, người lao động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh …);
Người nghèo, đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật;
Các doanh nghiệp, tổ chức và đối tượng khác: ngoài đối tượng được hưởng chính sách xã hội nói trên, các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể còn thực hiện tư vấn pháp luật có thu phí ở mức thấp đối với doanh nghiệp và các cá nhân khác khi có yêu cầu.
Vai trò chung của thẩm định giá, thẩm định giá tại Ninh Thuận
Đất nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ ngày cành nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Do đó nhận thức và nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá tài sản đã trở nên thiết yếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân… Vì vậy vai trò thẩm định giá tài sản là đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số vai trò chung của dịch vụ thẩm định giá:
Thẩm định giá đúng giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới
Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới
Tư vấn về giá trị tài sản, giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản
Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.
Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.
Vai trò thẩm định giá tại Ninh Thuận đối với từng lĩnh vực
Vai trò thẩm định giá đối với bất động sản
Xác định đúng giá trị các nguồn vốn tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc bất động sản tham gia vào các giao dịch kinh tế, tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về bất động sản
Vai trò thẩm định giá đối với dự án đầu tư
Nhà đầu tư của dự án là người bỏ vốn, quản lý và hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của dự án nên việc lựa chọn một dự án tốt, có tính khả thi giúp cho nhà đầu tư tránh được lãng phí trong đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận mang lại từ hoạt động đầu tư dự án.
Thẩm định dự án sẽ giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc những thông tin trong dự án để loại bỏ những sai sót từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Thẩm định dự án nhà đầu tư biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.
Vai trò thẩm định giá đối với cơ quan Nhà nước
Giúp cho cơ quan nhà nước đưa ra quyết định cuối cùng về việc ra quyết định đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đối với dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án
Giúp ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ tài chính của các tổ chức quốc tế…với chức năng là những tổ chức có thể cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án. Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa quyết định tới các giai đoạn sau của chu kỳ dự án.
Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với nhà đầu tư:
Thẩm định dự án sẽ giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc những thông tin trong dự án để loại bỏ những sai sót từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Thẩm định dự án nhà đầu tư biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.
Vai trò thẩm định giá đối với doanh nghiệp
Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp của mình. Giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giúp các cơ quan quản lý ban ngành của nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, các loại thuế khác.
Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của doanh nghiệp khi phân chia cổ tức, góp vốn, vi phạm hợp đồng,…
Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,… doanh nghiệp.
Vai trò thẩm định giá đối với tài sản vô hình
Thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng, giao dịch trong việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quản lý, xây dựng kế hoạch nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Là cơ sở để xác định thiệt hại, cũng như bồi thường các bên liên quan trong các trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản vô hình như: xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phá vỡ hợp đồng chuyển nhượng tài sản vô hình…
Tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, và các hoạt động liên quan.
Vai trò thẩm định giá đối với máy, thiết bị
Xác định đúng giá trị máy, thiết bị, tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và làm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch máy, thiết bị
Thẩm định giá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, thông qua kết quả thẩm định giá sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản có những quyết định đúng đắn trong quản lý kinh doanh và các giao dịch dân sự khác.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tại Ninh Thuận
Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá tại Ninh Thuận:
Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước; và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tại Ninh Thuận:
Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
Thực hiện chế độ báo cáo;
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Ninh Thuận của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.