Bạn đang băn khoăn điều kiện và thủ tục thành lập công ty thi công xây dựng cần những gì? điều kiện thành lập công ty thi công xây dựng thế nào? Chắc chắn bài biết này sẽ giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc mà bạn đang gặp phải.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty thi công xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định, giấy phép con và chứng chỉ hành nghề nên điều kiện để thành lập công ty thi công xây dựng khá đơn giản.
Cơ sở pháp lý
Điều 157 Luật Xây dựng 2014;
Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
Điều 20, 21 Thông tư 17/2016/TT-BXD.
Thi công công trình xây dựng đang là một ngành nghề được nhiều công ty lựa chon để kinh doanh. Tuy nhiên, để kinh doanh ngành nghề này, các công ty phải đáp ứng điều kiện của Luật xây dựng đối với các chứng chỉ, giấy phép hành nghề vì đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, các công ty phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện đối với công ty (tổ chức) thi công xây dựng công trình
Theo quy định tại Điều 157 Luật xây dựng 2014 thì tổ chức được hành nghề thi công xây dựng công trình khi đáp ứng đủ ba điều kiện sau:
Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng;
Chỉ huy trưởng công trình có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp;
Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình, Dịch vụ thành lập công ty.
Đối với điều kiện đầu tiên, để xác định tổ chức có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình thì ta dựa vào chứng chỉ năng lực của tổ chức đó do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều kiện thứ hai cũng được quy định chi tiết tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Điều kiện có năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định điều kiện có năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được chia theo hạng công trình như sau:
Hạng I:
Có ít nhất 03 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;
Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
Có ít nhất 30 người công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại.
Hạng II:
Có ít nhất 02 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;
Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm;
Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
Có ít nhất 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; thủ tục thành lập công ty.
Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại.
Hạng III:
Có ít nhất 1 (một) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;
Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
Có ít nhất 5 (năm) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Phạm vi hoạt động đối với từng hạng:
Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được quy định chi tiết tại Chương III Thông tư 17/2016/TT-BXD như sau:
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực:
Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I
Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực:
Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực gửi 01 bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền . Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại phụ lục số 03 Thông tư 17/2016/TT-BXD; cách thành lập công ty.
Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức; bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
điều kiện thành lập công ty thi công xây dựng
Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Phụ lục số 04 Thông tư này kèm theo các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt, công nhân kỹ thuật (nếu có) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu đã thực hiện);
Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản kê khai năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời Điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 2:Tổ chức đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức:
Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Điều 22 Thông tư này trình Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực quyết định.
Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 15 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng I; 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Bước 3: Cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đề nghị:
Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chứng chỉ năng lực, Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục số 15 Thông tư này tới Bộ Xây dựng.
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ năng lực, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý, tra cứu chứng chỉ năng lực và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Thông tư này.
Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường
Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định: Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) côngtrình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trìnhcấp III cùng loại;
Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
Ngành nghề kinh doanh
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty thi công xây dựng bạn có thể tham khảo:
Mã ngành 4100: Xây dựng nhà các loại
Mã ngành 4210: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ-Chi tiết: Xây dựng công trình giao thông( cầu, đường bộ)
Mã ngành 4220: Xây dựng công trình công ích
Mã ngành 4290: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác-Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật
Mã ngành 4311: Phá dỡ
Mã ngành 4312: Chuẩn bị mặt bằng
Mã ngành 4321: Lắp đặt hệ thống điện-( Trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở)
Mã ngành 4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí-( Trừ lắp đặt các thiết bị điện lạnh (thiết bị cấp đông, kho lạnh, máy đá, điều hòa không khí, làm lạnh nước), sử dụng ga lạnh R22 trong lĩnh vực chế biến thủy hảisản và không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở)
Mã ngành 4329: Lắp đặt hệ thống xây dựng khác-( Trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở)
Mã ngành 4330: Hoàn thiện công trình xây dựng
Mã ngành 4390: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Mã ngành 4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Mã ngành7730: Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác-Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng
Mã ngành 8121: Vệ sinh chung nhà cửa
Mã ngành 8129: Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác
Mã ngành 3320: Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp-chi tiết: Lắp đặt thiết bị công nghiệp và thiết bị công trình
Trên đây là điều kiện thành lập công ty thi công xây dựng đối với ngành nghề thi công xây dựng công trình để quý khách hàng tham khảo. sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý về thành lập doanh nghiệp; Thay đổi đăng ký doanh nghiệp; Tư vấn doanh nghiệp đúng pháp luật để quý khách hàng lựa chọn sử dụng khi thành lập, thay đổi đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề này.