Những thủ tục công việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì?. Đó là tiến hành làm con dấu, treo bảng hiệu công ty, kê khai thuế ban đầu,…những quy định này thực hiện cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẻ trình bày đầy đủ những việc cần làm sau khi thành lập công ty với trình tự các bước để hoàn thành đúng theo quy đinh.
Tại sao cần sử dụng một công ty luật uy tín để hỗ trợ thủ tục thành lập công ty?
Hiện nay, chỉ cần 1 nhấp chuột doanh nghiệp có thể thấy vô vàn các lời chào mời quảng cáo hấp dẫn, với chi phí vô cùng rẻ để tiến hành thành lập công ty? Nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng đi tìm một công ty luật uy tín để hỗ trợ thành lập công ty cho mình là vì:
Công ty luật có uy tín sẽ tư vấn cho doanh nghiệp tất cả các vấn đề phát sinh khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp mà không chỉ thuần túy là hỗ trợ xin Giấy phép kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp.
Công ty luật uy tín, với các luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn, cùng đội ngũ tư vấn kế toán có chứng chỉ hành nghề, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp sẽ lưu ý được cho doanh nghiệp các công việc cần phải thực hiện sau khi thành lập công ty, cũng như trong quá trình hoạt động để doanh nghiệp không gặp phải các rắc rối, thậm chí bị xử lý vi phạm do không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định, xấu hơn nữa nhiều trường hợp doanh nghiệp còn bị cơ quan quản lý kinh doanh, có quan thuế treo mã số doanh nghiệp do không thực hiện các nghĩa vụ mà đôi khi là doanh nghiệp không nắm được quy định.
Khi doanh nghiệp lựa chọn được công ty luật uy tín, chuyên trách về tư vấn doanh nghiệp và các dịch vụ pháp lý liên quan thì các chi phí luôn rất rõ ràng và được cụ thể thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý do đó không phát sinh các chi phí khác (đôi khi là cố tình tách nhỏ, chia nhỏ) để câu kéo khách hàng, ví dụ quảng cáo thành lập công ty trọn gói là 500.000 đòng nhưng chưa bao gồm tiền lệ phí, tiền khắc con dấu, tiền công bố, tiền abc…. Tính ra, chắc chắn doanh nghiệp phải trả cao gấp nhiều lần so với chi phí thông qua một công ty luật uy tín mà chi phí rõ ràng ngay từ ban đầu.
Khi sử dụng dịch vụ của một công ty luật uy tín khách hàng còn được hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động doanh nghiệp và liên quan khác miễn phí, dự liệu được các tình huống pháp lý có thể xảy ra, đảm bảo được quyền lợi tối đa của doanh nghiệp.
Khi thành lập công ty qua công ty luật uy tín doanh nghiệp nhận được dịch vụ một cách chuyên nghiệp, theo đúng hợp đồng tư vấn đã được cam kết, chi phí dịch vụ phải trả rất hợp lý thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với các đơn vị tư vấn nhưng không có chức năng luật sư thường “treo đầu dê bán thịt chó”. Tưởng rẻ mà đôi khi đắt gấp nhiều lần.
Thương nhân có nhu cầu thành lập công ty, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn toàn diện, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty, Dịch vụ thành lập công ty.
Điều kiện thành lập công ty
Điều kiện để thành lập công ty khá đơn giản chỉ cần bạn đủ 18 tuổi, không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp là bạn có thể thành lập công ty ở bất cứ tỉnh thành nào bạn muốn mà không bị hạn chế về việc đăng ký hộ khẩu hay thường trú. Trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật không hạn chế số lượng công ty một người muốn thành lập. Theo đó, nếu bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp đừng ngần ngại liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ, tư vấn thành lập công ty.
Tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty
Những câu hỏi mà luật sư tư vấn thường xuyên nhận được từ Quý khách hàng là khi thành lập công ty thì cần chuẩn bị những tài liệu, thông tin gì? Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin tài liệu sau đây:
Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên công ty).
Các thông tin liên quan đến tên công ty, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh,… để Luật Trần và Liên Danh tư vấn cụ thể và soạn thảo hồ sơ, đại diện cho quý khách hàng thực hiện mọi thủ tục thành lập công ty.
Các giấy tờ quan trọng nhất là bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập và người đại diện công ty. Các giấy tờ liên quan đến trụ sở công ty như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất của chủ doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với quyền sử dụng đất, toà nhà, văn phòng cho thuê.
Trên cở các thông tin khách hàng cung cấp nêu trên, Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ trọn gói các thủ tục thành lập công ty, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục sau thành lập cũng như hoàn thiện các điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định.
Hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty: Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh. Tùy thuộc vào loại hình công ty khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc loại hình doanh nghiệp khác, Luật Trần và Liên Danh sẽ soạn thảo hồ sơ tương ứng, thông thường hồ sơ thành lập công ty gồm các tài liệu sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân.
Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Công ty Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật); thủ tục thành lập công ty.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công ty Luật Trần và Liên Danh thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Lưu ý về giấy tờ của thành viên công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần
Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.
Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
Lưu ý đối với cán bộ công chức viên chức nhà nước muốn thành lập công ty
Đối với cán bộ công chức, viên chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần do được nhận chuyển nhượng như việc đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Theo đó, cán bộ công chức nhà nước không được đứng tên trong công ty TNHH và kê khai hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
8 thủ tục cần làm ngay sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định. Nếu không công bố nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại Cơ quan đăng ký kinh doanh Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu sau khi thực hiện việc công bố mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Lưu ý: Theo Luật mới nhất quy định: Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu. Tức là doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu và tự quyết định hình thức mặt dấu.
Liên hệ cơ quan thuế để nộp tờ khai, kê khai thuế ban đầu, nộp thuế
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp phải liên hệ cơ quan thuế để đăng ký nộp tờ khai thuế môn bài và thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu. Tránh bị phạt do không thực hiện đủ thủ tục.
– Sau đó cần thực hiện thủ tục đóng các loại thuế theo quy định. Doanh nghiệp cần biết về các loại thuế phải đóng.
Xin giấy phép con (Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh)
Đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… gọi chung là giấy phép con, doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Thực hiện góp vốn theo cam kết
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn như sau:
+ Đối với công ty TNHH: Chủ sở hữu hoặc các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cách thành lập công ty.
+ Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD.
– Việc góp vốn thực hiện ra sao? Có thể góp vốn bằng những tài sản nào? Góp vốn bằng ô tô, Bất động sản được không?
Lập sổ đăng ký thành viên/Sổ đăng ký cổ đông
Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các công ty có trách nhiệm lập sổ đăng ký thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần) theo quy định tại Luật doanh nghiệp.
Chế độ báo cáo tài chính
– Doanh nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo Tháng/Quý/Năm định kỳ theo quy định của pháp luật Thuế.
– Trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan thuế theo quy định
Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Khi có thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có phát sinh thay đổi theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thực hiện thủ tục doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về những công việc cần làm sau khi thành lập công ty. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.