Hiện nay tư vấn luật thừa kế đất đai là vấn đề thường ngày mà mọi người luôn luôn quan tâm và tìm luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế đất đai để cập nhật kiến thức nhằm phòng tránh rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hiện nay, để được tư vấn pháp luật về thừa kế đất đai ngoài việc tìm đến trực tiếp công ty luật, văn phòng luật sư thì bạn có thể nhận được sự tư vấn thông qua nhiều hình thức khác nhau: Gọi qua hotline công ty; Gửi những câu hỏi thắc mắc qua email công ty; Qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, website công ty.
Để biết được những kiến thức pháp lý tổng quan về thừa kế nhận được sư tư vấn pháp luật thừa kế về đất đai bạn có thể liên hệ qua zalo, hoặc hotline để nhận được sự tư vấn tổng quan nhất về vấn đề thừa kế và thừa kế về đất đai.
Tổng quan về thừa kế, thừa kế về đất đai.
Từ những nội dung phân tích nêu trên chúng tôi tóm tắt lại tổng quan về thừa kế nói chung và thừa kế đất đai nói riêng như sau: Quyền thừa kế là một chế định trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta, được quy định tại Điều 2015 của Bộ luật dân sư 2015,là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.
Căn cứ tại Điều 609 của Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”. Các hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Pháp luật Thừa kế được xác định bao gồm các vấn đề như: Quyền thừa kế; Quy định về di sản thừa kế; Thời điểm mở thừa kế; Thời kiệu thừa kế; Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại; Quản lý di sản thừa kế; Từ chối nhận di sản và các quan hệ thừa kế khác theo quy định.
Đối với thừa kế về đất đai cần lưu ý đất đai là di sản thừa kế có thuộc sở hữu chung hay không, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cá nhân hay hộ gia đình. Lưu ý, di chúc là di chúc cá nhân hay di chúc chung của vợ chồng, hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng.
Khi các bạn được tư vấn pháp luật thừa kế đất đai bạn sẽ nắm rõ được về thừa kế, vận dụng được một cách chính xác hơn để có thể tự bảo vệ bản thân trong việc phân chia di sản thừa kế nói chung và di sản thừa kế đất đai nói riêng.
Thừa kế là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản (Nhà, đất, tiền…) và quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…) hoặc các nghĩa vụ (Nợ nần) từ người đã chết sang một cá nhân người khác.
Người nhận thừa kế là người có chung huyết thống với người để lại di sản như Ông – Cháu; Cha Mẹ – Con… và có thể là người không cùng huyết thống nếu người để lại di sản có di chúc có nội dung để lại tài sản.
Vậy thừa kế về nhà đất nghĩa là phần di sản là nhà và đất mà người chết để lại cho những người có huyết thống thừa hưởng hoặc không cùng huyết thống thừa hưởng theo di chúc.
Phân chia tài sản thừa kế
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì di sản của người chết để lại được phân chia dưới hai hình thức sau:
+ Phân chia tài sản theo di chúc: Người có tài sản lập di chúc thể hiện ý nguyện phân chia tài sản của mình trước khi chết và những người được nêu trong di chúc sẽ được hưởng di sản hoặc cũng có thể không được hưởng di sản. Trường hợp đồng sở hữu tài sản của vợ/chồng thì vợ chồng có thể lập di chúc chung.
+ Phân chia tài sản theo pháp luật về thừa kế (Luật dân sự): là khi người có tài sản qua đời mà không để lại di chúc thì tài sản đó sẽ được phân chia theo pháp luật. Sẽ được chia theo hàng thừa kế.
Tại sao cần luật sư tư vấn pháp luật thừa kế nói chúng? Và tư vấn pháp luật thừa kế đất đai nói riêng?
Trong xã hội hiện nay không ngừng phát triển, tâm lý của người châu Á là luôn dành dụm nhiều của cải để cho con cháu, nhất là hiện nay trong bối cảnh “Tấc đất, tấc vàng”, vấn đề về thừa kế đất đai vô cùng nhiều.
Anh chị em ruột thịt trong nhà xâu xé nhau để tranh giành tài sản thừa kế, điển hình là đất đai. Và vụ việc về thừa kế ngày càng tăng và phức tạp, nhất là những tranh chấp thừa kế về đất đai.
Người dân chúng thường mấy ai nắm rõ được quy định pháp luật, mấy mai áp dụng được chính xác các quy định pháp luật và cuộc sống thực tế.
Cho nên muốn bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình cũng như người thân trong gia đình thì chúng tôi có lời khuyên cho bạn là hãy tìm một luật sư có chuyên môn về tư vấn thừa kế nói chung và tư vấn pháp luật về đất đai nói riêng để bạn có thể bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.
Tư vấn chia di sản là quyền sử dụng đất khi không có di chúc?
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Ông bà nội tôi có 7 người con 3 trai và 4 gái. Nhưng hiện nay chỉ còn lại 1 người con trai là chú tôi và 4 người con gái. Ông bà nội tôi là người đứng tên sổ đỏ nhưng do ông đã mất 10 năm trước và không để lại di chúc phân chia tài sản cho ai.
Nay gia đình tôi xảy ra tranh chấp, vợ của người con trai cả đã mất nay đồng ý để bà nội sang tên sổ đỏ cho chú tôi theo như ý kiến của các anh chị em khác nhưng lại có thêm điều kiện phải ghi trong giấy tờ là nhà không được bán phải giữ mãi mãi để làm từ đường, nhưng gia đình tôi không ai đồng ý với ý kiến đó của bác dâu.
Nay tôi muốn hỏi: Có phải bác dâu bây giờ chỉ là quyền thừa kế thứ 2 sau con ruột? Và nếu ra pháp luật chỉ một người con dâu không đồng ý bán nhà để chia tài sản còn lại 6 người con và bà nội tôi đồng ý bán thì pháp luật sẽ giải quyết ra sao? Bác dâu có quyền tham gia ký giấy tờ sang tên không hay chỉ có cháu trai trưởng là con trai của bác dâu mới được ký?
Trân trọng cảm ơn.
Trả lời:
Bạn có nói ông bà nội bạn là người đứng tên trên sổ đỏ. Do đó theo quy định của pháp luật thì đây là tài sản chung của cả ông nội và bà nội bạn. Do đó ông bà bạn đều có một nửa (1/2) quyền sở hữu đối với căn nhà của hai người.
Ông bà bạn có 7 người con và hiện nay chỉ còn sống 5 người. Và ông bạn đã mất từ 10 năm trước mà không để lại di chúc phân chia tài sản cho ai.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì di sản mà ông nội bạn để lại chỉ là quyền sở hữu đối với ½ căn nhà còn quyền sở hữu ½ căn nhà là của bà bạn.
Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 những người sau đây có quyền thừa kế tài sản: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy những người con của ông bạn và bà bạn có quyền thừa kế tài sản mà ông bạn để lại. Bác dâu bạn không có quyền thừa kế.
Bạn không nói đến bác trai bạn chết trước, chết cùng thời điểm hay chết sau ông của bạn. Do đó nếu bác trai của bạn chết sau ông bạn thì bác trai của bạn cũng có 1 phần tài sản thừa kế đối với di sản mà ông bạn để lại.
Khi bác trai bạn chết đi thì 1 phần thừa kế này sẽ được chia đều cho bác dâu bạn và 2 người con của bác ấy (vì bác ấy cũng không để lại di chúc). Do đó bác dâu của bạn cũng có quyền tham gia vào việc kí giấy tờ sang tên.
Nếu bác dâu của bạn không đồng ý thì có quyền yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế của ông bạn. Bác trai của bạn chỉ được hưởng 1 phần di sản trong tổng số quyền sở hữu ½ căn nhà do đó tòa án có thể quy phần di sản đó thành tiền và chú của bạn có thể trả cho bác dâu bạn số tiền đó. Như vậy bác dâu bạn không còn quyền sở hữu đối với căn nhà nữa.
Nếu bác trai bạn chết trước hoặc cùng thời điểm với ông nội bạn. Căn cứ vào điều 652 Bộ luật dân sự thì “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy trong trường hợp này chỉ 2 người con của bác bạn được hưởng di sản thừa kế, bác dâu của bạn không có quyền sở hữu với căn nhà và việc thừa kế chỉ cần có sự đồng ý của người con của bác bạn là được.
Tuy vậy pháp luật cũng quy định của pháp luật thì những giao dịch dân sự của người dưới 15 tuổi phải có sự đồng ý của người giám hộ. Nếu 2 người con của bác bạn dưới 15 tuổi thì mặc dù bác bạn không có quyền sở hữu tài sản nhưng việc 2 người con của bác bạn đồng ý sang tên cho chú bạn căn nhà (tức là lập một hợp đồng tặng cho) thì phải có sự đồng ý của người giám hộ tức là bác dâu bạn. Do đó gia đình bạn có thể có hai cách giải quyết là yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế hoặc đợi đến khi 2 người con của bác bạn đủ 15 tuổi trở lên.
Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế về đất đai
Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh tự tịn sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế về đất đai uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng đảm bảo lại nhanh gọn
Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ tư vấn pháp luật thừa kế về đất đai thông qua nhiều hình thức khác nhau:
Tư vấn qua điện thoại hoặc số hotline của công ty
Tư vấn pháp luật thừa kế trực tiếp tại văn phòng công ty
Tư vấn qua email công ty hoặc có thể gửi những câu hỏi thắc mắc qua các trang mạng xã hội zalo, facebook, …
Tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế đất đai bao gồm:
Tư vấn về quyền thừa kế và sự bình đẳng về thừa kế của cá nhân;
Tư vấn về thời điểm, địa điểm mở thừa kế sao cho đúng quy định;
Tư vấn xác định di sản thừa kế; xác định người được thừa kế, người bị truất quyền thừa kế;
Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế;
Tư vấn cách thức xác định nghĩa vụ tài sản do người chết để lại; người có nghĩa vụ kế thừa nghĩa vụ nợ của người chết để lại;
Tư vấn cách thức xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản;
Tư vấn xác định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (nếu có);
Tư vấn thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;
Tư vấn xác định những người không được quyền hưởng di sản thừa kế;
Tư vấn xác định thời hiệu về thừa kế;
Tư vấn về Hình thức hợp đồng.
Tư vấn về thừa kế theo di chúc, bao gồm:
Tư vấn hình thức di chúc và cách thức lập di chúc đảm bảo đúng pháp luật;
Tư vấn viết nội dung di chúc sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
Tư vấn cho người lập di chúc các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc lập di chúc:
Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
Tư vấn cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế…
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về dịch vụ tư vấn luật thừa kế đất đai. Nếu bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Hotline để được tư vấn hiệu quả nhất.