Luật đất đai thừa kế

luật đất đai thừa kế

Đối với vấn đề thừa kế theo pháp luật có di sản là đất đai, không phải ai cũng nắm rõ những quy định của luật đất đai thừa kế mới nhất. Cùng xem luật thừa kế đất đai chi tiết trong bài sau để biết những điểm mới, khác biệt so với luật thừa kế đất đai cũ, cùng các quy định về luật chia đất trong gia đình.

Thông qua những thông tin này, hi vọng có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi đáp luật thừa kế đất đai bản thân đang băn khoăn mà chưa muốn sử dụng đến các dịch vụ tư vấn luật thừa kế đất đai chuyên nghiệp.

Thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế

Thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định của Điều 57, 58 Luật công chứng 2014 như sau:

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản: áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người.

Công chứng văn bản khai nhận di sản: áp dụng trong trường hợp người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Như vậy, nếu những người nhận thừa kế muốn sở hữu chung quyền sử dụng đất, cùng quản lý và sử dụng thì lập văn bản khai nhận di sản, còn muốn quyền sử dụng đất được chia cụ thể cho từng người, mỗi người có quyền sử dụng riêng thì sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Nộp hồ sơ công chứng

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản

Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.

CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.

Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

Trường hợp có các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế phải được thanh toán như thì cần có các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc có nghĩa vụ tài sản, việc đã thanh toán hay chưa thanh toán các nghĩa vụ tài sản này.

Kiểm tra hồ sơ công chứng

Sau khi nhận được hồ sơ công chứng, công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định: Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

luật đất đai thừa kế
luật đất đai thừa kế

Thủ tục đăng ký thừa kế

Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Hồ sơ nộp khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT như sau:

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

Văn bản về việc thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 30 ngày”. Như vậy, thời gian thực hiện thủ tục nêu trên là không quá 30 ngày.

Như vậy, để thừa kế quyền sử dụng đất thì người được thừa kế cần thực hiện các thủ tục như nêu trên.

Hướng dẫn chia tài sản thừa kế là đất đai khi Bố mất không có di chúc?

Kính chào luật sư, thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Bố mẹ tôi kết hôn năm 1989, sau đó mới làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang ở mang tên bố tôi. Sau đó năm 2009 bố tôi mất vậy quyền sử dụng đất là tài riêng hay chung của bố mẹ tôi? Bố tôi có 3 người con riêng với vợ cũ và 2 chị em tôi với vợ hiện tại là mẹ tôi. Bà nội tôi vẫn còn sống.

Hiện nay, các con riêng của bố tôi và bà nội tôi muốn chia tài sản là miếng đất đang ở (bố tôi mất không có di chúc). Vậy phải chia như thế nào ạ? Các con riêng của bố tôi phải có giấy tờ gì để chứng minh là con của bố tôi?

Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy theo điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản này được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn:

Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Vì vậy, một nửa tài sản này được xác định là di sản thừa kế mà bố bạn để lại. Di sản này sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất do khi bố bạn mất đi mà không để lại di chúc thì di sản này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người ở hàng thừa kế thứ nhất theo điều 676 Luật dân sự 2005 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người này phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha con như: giấy khai sinh, giám định ADN…

Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế không có di chúc?

Luật sư tư vấn về lĩnh vực thừa kế trong pháp luật dân sự. Cụ thể đối với thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi người chết không để lại di chúc là một trong những vấn đề phát sinh khá phổ biến trên thực tế.

Luật sư phân tích:

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 Những người thừa kế theo pháp luật

Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Ông bạn mất vào năm 1986 và không có di chúc, như vậy, phần 90m2 đất của ông được chia cho 6 người, mỗi người 1 phần 15m2. Tuy nhiên, 3 người bác đi làm xa của bạn từ chối nhận di sản và trao lại 45m2 này cho bà bạn định đoạt.

Vì vậy, bà của bạn có tổng cộng 90 + 15 + 45 = 150m2 đất, bác bạn và bố của bạn mỗi người được 15m2 đất. Vào năm 1993, bà bạn viêt di chúc định đoạt toàn bộ diện tích bà bạn có cho bố bạn được hưởng thừa kế, năm 2002, bà bạn chia cho bác bạn và bố bạn mỗi người 45m2, vì vậy, tổng cộng bà bạn còn 60m2.

Vì vậy, nếu đến thời điểm hiện tại bà bạn chết, thì phần 60m2 trên vẫn được định đoạt theo di chúc, được quy định tại khoản 3 Điều 667 như trên. Vì vậy, bố của bạn lúc này có thể sử dụng di chúc để thực hiện thủ tục chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất, và tổng cộng bố bạn có 120m2 đất.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về luật đất đai thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139