Hàng thừa kế thứ 1

hang thua ke thu 1

Ngoài nhận di sản của người chết thông qua hình thức di chúc thì người thừa kế có thể nhận di sản theo pháp luật. Khi đó, người thừa kế sẽ được xếp theo ba hàng thừa kế. Vậy hàng thừa kế thứ 1 là gì?

Khi nào di sản được chia theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (theo Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Như vậy, không giống với việc chia thừa kế theo di chúc, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật không thực hiện theo ý chí của người để lại di sản.

Đồng thời, không phải mọi trường hợp di sản đều được chia theo pháp luật mà chỉ trong các trường hợp nêu tại Điều 650 Bộ luật này mới được áp dụng:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, chỉ những trường hợp nêu trên, di sản mới được chia theo pháp luật. Còn lại, nếu người để lại di sản có di chúc thì sẽ ưu tiên chia theo di chúc của người đó.

Chia thừa kế theo pháp luật

Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo đó, một người chết đi tài sản của người đó sẽ được để lại cho những người thừa kế và được chia theo di chúc (nếu có) hoặc chia theo pháp luật. 

Trong đó, thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúcchết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, chỉ trong những trường hợp nêu trên thì di sản của người chết mới được chia theo pháp luật.

Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

Chia thừa kế theo di chúc hay pháp luật thì vấn đề quan trọng bên cạnh việc xác định di sản của người chết để lại đó là phải xác định chính xác ai là người thừa kế. Nhưng trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì người thừa kế được chỉ định rõ trong di chúc, còn chia thừa kế theo pháp luật thì xác định người thừa kế như thế nào? Về vấn đề này Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định cụ thể tại Điều 651, theo đó, những người thừa kế theo pháp luật được phân theo hàng thừa kế thứ nhất gồm:

“Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật gồm những người có quan hệ gần gũi nhất đối với người chết đó là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.

Về mối quan hệ cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi: Cha đẻ, mẹ đẻ là người trực tiếp sinh ra người để lại di sản, là người có mối quan hệ huyết thống gần gũi nhất của người chết cũng như con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi là những người được xác lập mối quan hệ dựa trên quy định pháp luật được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, khi quan hệ này được xác lập theo đúng quy định pháp luật thì quyền và nghĩa vụ của người chết đối với những người này cũng tương tự như đối với cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ. Do đó, khi người này chết đi, tài sản để lại nhất thiết phải dành cho những người mà người chết khi còn sống có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng.

Về mối quan hệ vợ/chồng: Vợ hoặc chồng của người chết là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận, xác lập quan hệ hôn nhân này các bên trở thành vợ, chồng của nhau. Theo quy định pháp luật cũng như về mặt đạo đức xã hội vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Do đó, khi vợ hoặc chồng không còn nữa thì tài sản để lại nhất thiết phải dành cho vợ/chồng còn sống.

Có thể thấy việc phân hàng thừa kế theo pháp luật được xác định trên cơ sở quan hệ huyết thống và mối quan hệ tình cảm và nghĩa vụ, trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng của người chết đối với những người còn sống. Và hàng thừa kế thứ nhất là người có mối quan hệ về huyết thống gần gũi nhất là những người mà người đã chết có ràng buộc trực tiếp về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng về mặt pháp lý.

hang thua ke thu 1
hàng thừa kế thứ 1

Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ tại khoản 3 Điều 651, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Điều đó có nghĩa rằng, khi chia thừa kế theo pháp luật xác định người thừa kế trước hết phải xác định người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Chính vì vậy mà việc xác định ai là người ở hàng thừa kế thứ nhất rất quan trọng, nếu xác định sai người thừa kế thì các bước sau đó sẽ không thể thực hiện đúng được.

Lưu ý, khi xác định người thừa kế theo pháp luật đó là: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

 Cụ thể:

Giữa vợ, chồng với nhau

Quan hệ vợ, chồng là một trong những quan hệ gần gũi và thân thiết nhất của nam, nữ. Do đó, xét về mặt tình cảm, vợ, chồng là một tỏng những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau là hoàn toàn hợp lý.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi vợ hoặc chồng chết thì người còn sống sẽ được quản lý tài sản chung của chồng hoặc vợ trừ trường hợp di chúc hoặc những người thừa kế có quy định khác.

Khi có yêu cầu chia di sản thì phần tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi trừ khi có thỏa thuận khác.

Bởi vậy, xét về mặt tình cảm hay về mặt pháp lý, hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, theo Điều 655 Bộ luật Dân sự, cần lưu ý các trường hợp đặc biệt khi nhận thừa kế của vợ, chồng gồm:

– Vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó có một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế.

– Vợ, chồng xin ly hôn nhưng chưa được Tòa án công nhận bằng một bản án hoặc quyết định hoặc bản án, quyết định chưa có hiệu lực thì nếu một người chết người còn lại vẫn được thừa kế.

– Người đang là vợ, chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì sau này khi chia di sản thừa kế, người này vẫn được hưởng thừa kế.

Giữa cha đẻ, mẹ đẻ với người chết

Ngoài quan hệ vợ, chồng thì quan hệ ruột thịt giữa cha, mẹ đẻ với người đã chết cũng là một trong những mối quan hệ gần gũi nhất của một người. Do đó, cha, mẹ đẻ cũng là một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết.

Giữa cha nuôi, mẹ nuôi với người chết

Theo khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con cái.

Do đó, nếu việc nhận con nuôi là hợp pháp thì cha nuôi, mẹ nuôi cũng có quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ tương đương với cha đẻ, mẹ đẻ.

Không chỉ vậy, theo Điều 653 Bộ luật Dân sự, con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau.

Do đó, cha, mẹ nuôi là một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết.

Giữa con đẻ, con nuôi với người chết

Như phân tích ở trên, không chỉ cha, mẹ nuôi với con nuôi mà con nuôi với cha, mẹ nuôi cũng được thừa kế di sản của nhau theo Điều 653 Bộ luật Dân sự nêu trên.

Từ các phân tích trên có thể thấy, pháp luật quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết căn cứ vào quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng của những đối tượng này.

Đặc biệt: Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự.

Đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì có được thừa kế nữa không?

Trên thực tế có nhiều người chưa hiểu đúng về vấn đề này và cho rằng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân rồi thì khi vợ/chồng chết thì người còn sống không có quyền hưởng thừa kế. Tuy nhiên, cần xác định rõ đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp được xác lập. Do đó, khi vợ/chồng một người chết mà quan hệ hôn nhân hợp pháp vẫn còn thì người còn lại vẫn được xác định là vợ/chồng hợp pháp của người chết và sẽ vẫn được xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu chia thừa kế theo pháp luật. Và điều này cũng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 655 Bộ luật dân sự 2015:

“Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.”

Ngoài ra, bạn đọc cũng cần lưu ý thêm hai trường hợp trong việc xác định quyền thừa kế di sản giữa vợ và chồng mà rất có thể nhiều người hiểu chưa đúng đó là:

– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

– Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

(Xem chi tiết tại Điều 655 Bộ luật dân sự 2015)

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung hàng thừa kế thứ 1. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng và nắm rõ quy định pháp luật về hàng thừa kế thứ nhất. Nếu bạn đọc còn điều gì chưa rõ hoặc có vướng mắc pháp lý khác về hàng thừa kế thứ 1 vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline để nhận được tư vấn từ Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật thừa kế. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139