Thuế xuất nhập khẩu

thuế xuất nhập khẩu

Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì phải chịu thuế suất theo quy định. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định các loại thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan.

Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:

– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

– Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

– Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

– Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.

– Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.

– Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

Thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu

 Thuế suất ưu đãi

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế suất ưu đãi áp dụng đối với:

Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế suất ưu đãi áp dụng đối với:

Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất thông thường

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế suất thông thường được áp dụng đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp hưởng thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt. 

Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. 

Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định về nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại mục I, mục II Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

thuế xuất nhập khẩu
thuế xuất nhập khẩu

Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Tính thuế xuất nhập khẩu theo phương pháp dưới đây:

– Căn cứ tính thuế

+ Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan.

+ Giá tính thuế từng mặt hàng.

+ Thuế suất từng mặt hàng.

+ Tỷ giá tính thuế.

+ Đồng tiền nộp thuế.

+ Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa (đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối).

–  Trị giá tính thuế và thuế suất

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu: trị giá tính thuế là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) => giá FOB.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trẻ đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF.

Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam, nếu là ngoại tệ thì được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do ngân hàng nhà nước công bố.

Thuế suất thuế xuất khẩu quy định cụ thể cho từng mặt hàng theo biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành.

– Công thức tính thuế xuất nhập khẩu

+ Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

 Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu X Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị X Thuế suất thuế xuất nhập khẩu.

+ Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.

Các loại hình xuất nhập khẩu

Với ngành xuất nhập khẩu, thì người tiêu dùng hay doanh nghiệp sẽ có nhiều phương thức để xuất nhập khẩu, và dưới đây sẽ là các loại hình xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp sẽ có những định hướng cho việc đưa sản phẩm thâm nhập vào ngành này hoặc phát triển hơn.

Trên thị trường, với mỗi nhà buôn giao dịch với nhau lại theo những cách thức riêng và kỹ thuật riêng của họ. Tuy nhiên, thì sẽ luôn có những loại hình chủ yếu mà các doanh nghiệp thực hiện như sau:

Xuất nhập khẩu trực tiếp

Là loại hình mà các doanh nghiệp sẽ xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của mình, hai bên làm việc trực tiếp với nhau, không cần thông qua trung gian, giúp doanh nghiệp có thể chủ động việc tiêu thụ, phân phối sản phẩm của mình.

Với loại hình xuất nhập khẩu này thì sẽ tiến hành đơn giản. Đối với bên xuất hay bên nhập khẩu thì cần tìm hiểu rõ và nghiên cứu kỹ đối tác hay thị trường mà mình hướng đến. Các bên cần ký kết và thực hiện đúng như những điều khoản đã ký trong hợp đồng.

Xuất nhập khẩu ủy thác

Là một trong các loại hình xuất nhập khẩu, thì loại hình này sẽ có một bên trung gian nhận ủy thác của đơn vị xuất hoặc nhập nhập khẩu sẽ đóng vai trò thay cho chính doanh nghiệp sản xuất để tiến hành ký kết hợp đồng đối với phía bên đối tác nước ngoài. Qua việc tiến hành những thủ tục mà phía trung gian sẽ nhận được phí, gọi là phí ủy thác.

Đặc điểm của loại hình này là doanh nghiệp nhận ủy thác sẽ không cần bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, những giá trị hàng hóa mà bên ủy thác ký hợp đồng sẽ chỉ được tính vào kim ngạch xuất khẩu mà không tính trong doanh thu.

Xuất nhập khẩu tái xuất

Tái xuất chính là việc mà các doanh nghiệp nhập hoặc xuất khẩu lại các nước ngoài. Nghĩa là đối với doanh nghiệp nhập hay xuất khẩu thì sẽ thông qua hoạt động tái xuất để thu về lượng ngoại tệ lớn hơn vốn ban đầu bỏ ra. Với loại hình này thì luôn sẽ có ba nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước nhập khẩu.

Với những loại hàng hóa mà trong quá trình tái xuất thì doanh nghiệp sẽ không được chế biến hay sử dụng. Và các doanh nghiệp tham gia và tái xuất sẽ không mất chi phí sản xuất, đầu tư máy móc công nghệ. Tuy nhiên, loại hình này yêu cầu cần sự nhạy bén về sản phẩm cũng như giá ngoại tệ.

Ngoài ra thì còn nhiều loại hình xuất nhập khẩu khác, với mỗi doanh nghiệp định hướng doanh nghiệp thì sẽ lựa chọn loại hình xuất nhập khẩu riêng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thuế xuất nhập khẩu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139