Có rất nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về vật chất, tuy nhiên định nghĩa vật chất của lênin là phản ánh phù hợp và chính xác nhất, bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh xin cung cấp đến quý khách hàng nội dung về vật chất dưới góc nhìn của Lênin.
Khái niệm vật chất theo triết học
1.1 Khái quát chung về triết học
Triết học là những bộ môn nghiên cứu chung cơ bản về vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề có tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn về quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối dượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.
1.2 Khái quát về định nghĩa vật chất của Lênin
Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ cổ đại, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Với khuynh hướng của các nhà triết học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến trong đó. Tức là họ muốn tìm một thực thể chung, là cơ sở bất biến của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật dù trạng thái và thuộc tính của sự vật có bất biển của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật có biến đổi và được gọi là vật chất.
Trong thời kỳ lịch sử khái niệm vật chất đã bị xuyên tạc bởi những nhà triết học duy tâm, khẳng định bản chất của vật chất, theo những nhà khoa học duy tâm có đưa ra quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Mặt kác, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủa quan đã thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. Đại biểu là Gióocgiơ Béccli ông là nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Lênin đã chỉ ra bản chất của vật chất như sau:
“Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
♦ Ý nghĩa của việc Lênin tìm ra khái niệm vật chất:
– Định nghĩa của Lênin đã trả lời được câu hỏi: Vật chất có trước hay ý thức có trước?” Vật chất chính là cái có trước ý thức có sau. Vật chất chính nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. Ý thức phản ánh thực tại khách quan đó và con người có khả năng nhận thức thế giới.
– Định nghĩa về vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù của vật chất với sự phát hiện ra vật chất có trước và ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức và là nguồn gốc khách quan của cảm giác.
– Định này có khắc phục được tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật đưa ra thời trước Mác.
– Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủa nghĩa duy vật tầm thường vật chất và coi ý thức cũng là một dạng vật chất.
– Định nghĩa về vật chất của Lênin đã liên kết chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử để thành một thể thống nhất (vật chất trong tự nhiên, trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất, đều là thực tại khách quan).
Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin ở trên có những ý nghĩa sau:
Việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất chính là thuộc tính tồn tại khách quan đã giúp cho chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa phạm trù vật chất với phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành. Từ đó khắc phục được những hạn chế trong các quan niệm của những nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định được những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
Lênin đã giải quyết triệt để được vấn đề cơ bản của triết học, đó là vật chất là cái có trước và ý thức là cái có sau, vật chất quyết định cho ý thức. Qua đó có thể thấy rằng con người có thể nhận thức được thế giới quan thông qua sự sao chép, chụp lại và phản ánh đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lênin đã tạo ra cơ sở nền tảng, tiền đề để có thể xây dựng quan niệm duy vật về xã hội.
Đặc điểm của vật chất
Đầu tiên, vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta luôn nhắc đến và hình dung về vật chất như một vận dụng, một tài sản của con người. Tuy nhiên, trong định nghĩa vật chất của Lênin thì nó lại là kết quả của sự thì nó lại là kết quả của sự khái quát hoá, trừ tượng hoá các thuộc tính, các mối liên hệ có vốn của sự vật, hiện tượng. Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra và không mất đi. Do đó không thể đồng nhất các vật chất với một hay một số dạng có biển hiện cụ thể của vật chất được.
Thứ hai, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan ở trong hiện thực, bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” chính là thuộc tính cơ bản của vật chất; là tiêu chuẩn để có thể phân biệt được cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức được hay không thì vật chất cũng vẫn luôn tồn tại.
Thứ ba, vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Có thể hiểu rằng vật chất chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con người. Khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các giác quan thì ý thức chính là sự phản ánh vật chất, còn vật chất lại là cái được ý thức phản ánh.
Ví dụ về mối liên hệ giữa vật chất – ý thức
Ý thức có tính tương đối độc lập và tính năng động sáng tạo để có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua các hoạt động của con người. Do đó, cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan thì cần cản phát huy tính năng động, chủ quản, tức là việc phát hiện mặt tích cực của ý thức và hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ như trong ca dao tục ngữ của Việt Nam có câu “Có thực mới vực được đạo” – Nghĩa là vật chất có quyết định nhiều tới ý thức của con người. Bộ não của con người sẽ có trách nhiệm phản ánh những hiện thực cuộc sống một cách thụ thể. Từ mối quan hệ vật chất và ý thức thì con người sẽ biết cư xử và hành động cho đúng chuẩn mực.
Bên cạnh đó việc ý thức của con người quyết định vật chất còn được thể hiện rõ trong việc lựa chọn vật chất, ví dụ như khi con người có một nhu cầu sử dụng vật chất thì sẽ lựa chọn vật chất phù hợp với nhu cầu của mình, như con người muốn mua một chiếc xe để tải hàng hoá đi bán thì sẽ lựa chọn mua một chiếc xe tải thay vì lựa chọn một chiếc xe oto con,..
Nếu con người muốn xã hội càng phát triển, con người càng tài năng thì phải chủ động và phát huy năng lực của mình. Bởi có những thứ trong cuộc sống cần có sự cải tạo của con người thù mới trở nên có ích, khiến cho vật chất đó sản sinh ra nhiều món đồ, sinh vật, thực vật đa dạng hơn, hoặc nếu đó là chủ thể nhận thức có hại thì sẽ tìm cách để kìm hãm và loại bỏ khỏi thế giới con người.
Bởi vậy, nên con người chúng ta phỉa không ngừng sáng tạo, tìm tòi để thế giới vật chất ngày càng đa dạng hơn góp phần giúp cuộc sống của con người ngày càng hiện đại, văn minh.
Ý nghĩa của định nghĩa
Chống chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức.
Chống thuyết “Bất khả tri” cho rằng: con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật hiện tượng chứ không nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Lênin khắng định: con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới.
Khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác (đó là quan điểm siêu hình máy móc, quy vật chất nói chung về những dạng cụ thể của vật chất).
Là thế giới quan, phương pháp luận cho các ngành khoa học hiện đại tiếp tục phát triển.
Trên đây là trao đổi của công ty Luật Trần và Liên Danh về “định nghĩa vật chất của lênin và ví dụ về định nghĩa vật chất Lênin?”, nếu quý Khách hàng có vướng mắc hãy liên hệ qua hotline để được hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng, xin chân thành cảm ơn!