Sổ sách kế toán theo phương pháp trực tiếp

sổ sách kế toán theo phương pháp trực tiếp

Đối tượng áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ, Phương pháp trực tiếp trên doanh thu, trực tiếp trên GTGT được quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC. Dưới đây là bài viết sổ sách kế toán theo phương pháp trực tiếp, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu để nắm rõ hơn về phương pháp tính thuế gtgt nhé!

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Thuế suất thuế giá trị gia tăng 

Căn cứ theo luật thuế giá trị gia tăng 2008 và các luật sửa đổi của luật thuế này, thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:

Mức thuế suất 0% 

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:

a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;

b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

c) Dịch vụ cấp tín dụng;

d) Chuyển nhượng vốn;

đ) Dịch vụ tài chính phái sinh;

e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

g) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác;

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.”

Mức thuế suất 5% 

Mức thuế suất 5% áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ sau:

a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

b) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

c) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

d) Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế;

e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế;

h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

Còn nhiều hàng hoá, dịch vụ nữa chịu thuế suất thuế 5%, quý bạn đọc theo dõi qua đường link sau:

Mức thuế suất 10%

Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp bao gồm

Có 2 phương pháp cụ thể của Phương pháp trực tiếp trên GTGT, đó là:

– Phương pháp trực tiếp trên GTGT:  Đối tượng áp dụng: Hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

– Phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

a) Các đối tượng áp dụng bao gồm:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Điều 3 Thôngtư 119/2014/TT-BTC.

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

+ Hộ, cá nhân kinh doanh.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

+ Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp hoặc/và hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

b) Công thức tính thuế GTGT phải nộp:

Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

* Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu

nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

* Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

sổ sách kế toán theo phương pháp trực tiếp
sổ sách kế toán theo phương pháp trực tiếp

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng áp dụng Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, bao gồm các trường hợp sau: 

– Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Không áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh mà chuyển sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC).

– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp). Bao gồm:

(a) DN, HTX đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ;

(b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

(c) Doanh nghiệp, HTX mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh;

(d) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ;

(e) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

– Các trường hợp khác:

(a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

(b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

(c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp đã nêu trên thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp.

Phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính (Đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư 26/2015 /TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)

Thời hạn nộp thuế GTGT

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý:

Theo quy định của Thông tư hợp nhất số 18/VBHN-BTC ban hành ngày ngày 19 tháng 06 năm 2015, thì các thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT như sau:

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý I: Ngày 30/04 hàng năm.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý II: Ngày 30/07 hàng năm.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý III: Ngày 30/10 hàng năm.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý IV: Thời hạn kê khai thuế GTGT là ngày 30/01 của năm dương lịch sau liền kề.

Thời hạn nộp thuế GTGT mới nhất năm 2019

Theo quy định của khoản 2, Điều 26 tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2013 thì hạn nộp thuế GTGT theo quý như sau:

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Mức phạt chậm nộp thuế GTGT

Theo quy định của khoản 3, Điều 3 của Luật số 106/2013/QH13, thì mức lãi chậm nộp tiền thuế GTGT sẽ được tính như sau:

Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về sổ sách kế toán theo phương pháp trực tiếp Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139