Thuế chuyển nhượng cổ phần

thuế chuyển nhượng cổ phần

Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần đó chính là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần. Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không. Cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi của số vốn đã góp vào doanh nghiệp; có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Thủ tục nộp thuế chuyển nhượng cổ phần mới như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh nhé.

Thủ tục nộp thuế chuyển nhượng cổ phần

Luật Thuế thu nhập cá nhân phải nộp thuế quy định các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo luật định phát sinh ở cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc thu nhập chỉ phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú được xác định là người có một trong các điều kiện sau:

– Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ đủ 183 ngày trở lên trong thời gian là một năm dương lịch; tính theo 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

– Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam bao gồm những người có đăng ký thường trú, những người ở nhà thuê theo hợp đồng có thời hạn.

Các khoản thu nhập như sau sẽ được quy định là thu nhập chịu thuế:

Thu nhập từ việc kinh doanh:

+ Nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa.

+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề có chứng chỉ, giấy phép theo quy định của cá nhân.

Nguồn thu nhập này không bao gồm thu nhập của các cá nhân kinh doanh có thu nhập dưới 100 triệu Việt Nam đồng/ năm trở xuống.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

+ Tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công của cá nhân.

+ Thu nhập từ các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định ưu đãi với người có công, các khoản trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và trừ một số khoản khác theo quy định tại Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.

Thu nhập từ vốn đầu tư: lãi cho vay, lợi tức và các nguồn khác trừ lãi từ trái phiếu Chính phủ.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán và một số hình thức khác.

Nguồn thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản.

Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng.

Thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền.

Thu nhập từ việc thừa kế, nhận quà tặng là chứng khoán, cổ phần, bất động sản và một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu.

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thu nhập chịu thuế từ các thu nhập bên trên.

Luật doanh nghiệp quy định cổ đông trong công ty cổ phần đều có quyền chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật và điều lệ công ty. Đồng thời khi chuyển nhượng cổ phần các cổ đông này đều thuộc trường hợp phải nộp thuế.

Căn cứ điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm b, khoản 4, điều 2, tại thông tư 111/2013/TT-BTC thì các thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm cả trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Mà trong đó, cổ phiếu là một loại chứng chỉ của công ty cổ phần thực hiện phát hành, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi nhận trên sổ để xác nhận về quyền sở hữu của một hay một số cổ phần thuộc công ty nào đó. Theo đó cổ phiếu là hình thức thể hiện của cổ phần do cổ đông là người nắm giữ.

Do vậy, với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn, các đối tượng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho cổ đông khác. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông được quy định như sau:

Loại cổ phần được chuyển nhượng: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại;

Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng;

Cổ đông sáng lập: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;

Cổ đông thường (không phải cổ đông sáng lập) có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác;

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;

Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;

Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

Điều lệ công ty (Sửa đổi, bổ sung);

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty;

Sổ đăng ký cổ đông.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần 

Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông được thực hiện theo trình tự như sau:

Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần;

Các bên liên quan thực hiện ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

Tiến hành lập biên bản và ký biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Lưu ý:

Công ty cần có sổ đăng ký cổ đông để tập hợp, lưu trữ và quản lý thông tin của cổ đông hiện hữu. Vì cổng thông tin quốc gia chỉ cập nhật thông tin của các cổ đông sáng lập, không cập nhật thông tin của các cổ đông hiện hữu.

Sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng, cổ đông chuyển nhượng nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.

Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần

Nếu là cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế:

Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;

Nếu cá nhân thông qua doanh nghiệp:

Tờ khai mẫu số 06/CNV – TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015-BTC;

Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị:

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

Bản photo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Ngoài ra, một số cơ quan thuế có thể yêu cầu thêm: Cổ phiếu, phiếu thu, giấy ủy quyền, bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân của người chuyển nhượng, sổ đăng ký cổ đông.

Nơi nộp hồ sơ khai thuế: Cá nhân, doanh nghiệp khai thay thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế hoặc Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.

thuế chuyển nhượng cổ phần
thuế chuyển nhượng cổ phần

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Tối đa 10 ngày sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cá nhân, phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tới cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

Thời hạn nộp tiền thuế TNCN chính là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN. Tiền thuế TNCN được nộp vào Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng (Agribank, Vietinbank…).

Mức nộp thuế chuyển nhượng cổ phần của tổ chức là bao nhiêu %?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

Cách tính thuế suất: 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất 20%

Hồ sơ, thủ tục khai nhận thuế chuyển nhượng cổ phần

Hồ sơ cần phải thực hiện khi thực hiện kê khai thuế bao gồm:

– Tờ khai theo mẫu số 4/CNV-TNCN được ban hành kèm thông tư 92/2015 của Bộ Tài chính

– Bản chụp của bản gốc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa các bên

Địa điểm nộp thuế chuyển nhượng cổ phần:

Căn cứ tại khoản 6 điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 5, điều 16 của thông tư 156/2013/TT-BTC thì nơi nộp hồ sơ khai thuế đồng thời cũng là nơi nộp thuế chuyển nhượng cổ phần cổ phiếu, cụ thể là tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán sau đó cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng.

Câu hỏi thường gặp

Cổ phần nào được chuyển nhượng tự do?

Các loại cổ phần được tự do chuyển nhượng gồm có:

– Cổ phần của cổ đông thường;

– Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần phổ thông của cổ đông

sáng lập trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan

Thu nhập chịu thuế của thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp

 Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về thuế chuyển nhượng cổ phần. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin hãy liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139