Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

vai tro cua triet hoc trong doi song xa hoi

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giưới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Vậy triết học có vai trò gì trong đời sống xã hội? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề vai trò của triết học trong đời sống xã hội.

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội thế nào?

Triết học Mác – Lênin là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên ở các bậc đại học, cao đẳng, đây là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới quan cũng như ví trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học cũng được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, với khách thể khám phá đó là thế giới bao gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người. Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối sự vật.

Triết học ra đời từ rất lâu khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc như vậy triết học ra đời cả ở phương đông và phương tây.

Tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp.

– Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết học) lại mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Còn người Ấn Độ, triết học được coi là Danshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là trí thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải

– Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp, với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Tầng lớp trí thức xuất hiện, có điều kiện và nhu cầu, nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm hình thành học thuyết, lý luận. Những người xuất sắc trong tầng lớp này được xã hội công nhận là các nhà thông thái, các triết gia.

Triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông; ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra.

Lưu ý về vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Triết học Mác – Lênin đã kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng  nhất của tư duy triết học nhân loại, mục đích của triết học Mác – Lênin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, phục vụ lợi ích của con người. Triết hợp Mác – Lênin mang lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế giới quan cộng sản. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học để đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa cuộ sống nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người

Triết học có chức năng thế giới quan và phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng phê phán… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết học Mác – Lênin nói riêng. Với hai chức năng chính là phương pháp luận và chức năng thế giới quan đem lại vai trò lớn đối với đời sống xã hội:

Chức năng, vai trò của thế giới quan: Để nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò của thế giới quan, trước tiên cần phải hiểu thế giới quan là gì? Theo đó:  Thế giới quan là một hệ thống các quan niệm, quan điểm tổng quát của con người về thế giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Hoạt động của con người luôn chịu sự chi phối bởi một thế giới quan nhất định, chính vì thế muốn tồn tại trong thế giới này dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Bởi vì trên thực tế, muốn tồn tại và phát triển, con người cần phải có mối quan hệ sâu sắc với thế giới xung quanh mình, luôn tìm kiếm không ngững thay đổi để có thể phù hợp với xã hội và với những mục tiêu mình đã đề ra. Những yếu tố hình thành nên thế giới quan như tri thức, niềm tin, lý chí, tình cảm luôn có sự thống nhất với nhau và thống nhất trong các hoạt động của con người, cả trong tiềm thức lẫn thực hành. Thế giới quan đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. thế giới quan thống nhất trong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người cụ thể. Với tính cách là cơ sở thế giới quan, triết học vừa là cơ sở vũ trụ quan, vừa là cơ sở ý thức hệ, vừa là cơ sở nhân sinh quan. Thế giới quan như một ” Thấu kính” qua đó con người xác định mục đichs, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó.

​Từ việc nhìn nhận thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhận thức mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các nhà khoa học đưa lại. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác – Lênin. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Dó chính là chức năng thế giới quan của triết học. 

Chung quy lại, thế giới quan có những vai trò trong đời sống xã hội cụ thể như sau:

– Giúp con người định hướng ra mối quan hệ chung giữa thế giới và vị trí của con người trong thế giới giúp con người xác định được chính xác mục tiêu, phương hướng hoạt động của bản thân.

– Chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người, giúp con người có thể nhìn nhận hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ có ý chí và quyết tâm tích cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản. Còn nếu con người không tìm được niềm vui và ý nghĩa tích cực trong cuộc sống thì con người sẽ trở nên tiêu cực, cản trở tính chủ động thậm chí còn hủy hoại trách nhiệm và ý thức của con người đối với các mối quan hệ cũng như công việc mà con người đang hướng đến. 

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau. Chính vì vậy chúng đóng vai trò là nền tảng thế giới quan của các hệ tư tưởng đối lập. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau. Thế giới quan có điểm sau:

– Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho con người sáng tạo trong hoạt động.

– Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động.

– Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan.

vai tro cua triet hoc trong doi song xa hoi
vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Chức năng, vai trò của phương pháp luận: Nắm vững triết học Mác – Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Phương pháp luận phổ biến là học thuyết triết học về các nguyên tắc, quan điểm hướng dẫn hành vi con người trong hoạt động thực tiễn và nhận thức. Phương pháp luận phổ biến vừa là lý luận về cách xây dựng phương pháp, đồng thời là nghệ thuật vận dụng phương pháp trong những điều kiện tình hình hoạt động cụ thể. Phương pháp luận của triết học Mác – Lênin đã góp phần quan trọng, chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Như vậy, phương pháp luận phổ biến thống nhất trong mình học thuyết về phương pháp phổ biến trong hoạt động nhận thức thế giới và học thuyết về phương pháp phổ biến trong thực tiễn cải tạo thế giới.

 Trong hoạt động của con người (cả ý thức lẫn thực tiễn) có rất nhiều phương pháp được áp dụng vì thế quá trình lựa chọn sử dụng phương pháp có thể đúng hoặc sai. Nếu việc lựa chọn và sử dụng đúng, phương pháp đó sẽ giúp ta thành công, còn nếu lựa chọn sai nó dẫn đến thất bại. Chính vì lẽ đó, con người cần phải nhận thức khoa học, nhận thức đúng đắn về phương pháp đã được hình thành và xuất hiện hay cũng chính là sự ra đời của phương pháp luận. Như đã phân tích ở trên, Phương pháp luận là hệ thống các nguyên tắc, quan điểm hướng dẫn hành vi của con người, cũngnghĩa làm cơ sở cho việc xây dựng, lựa chọn, tìm tòi và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích để định sẵn. Có thể hiểu rằng, phương pháp luận có vai trò định hướng, gợi mở cho hoạt động về nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được mục đích. Phương pháp luận có ba cấp độ:

– Phương pháp luận ngành/bộ : Đây là phương pháp có cấp độ hẹp nhất, ở phương pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành, nó phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học

– Phương pháp luận chung: các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành, dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung.

– Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học): khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất. Để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành, chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn. Đối với nhận thức và thực tiễn của con người, phương pháp luận rất quan trọng khi làm cơ sở, nền móng, đóng vai trò định hướng cho việc xây dựng, tìm tòi vàvận dụng các phương pháp nhằm tác động lên đối tượng để đạt được mục đích. Mà để hoạt động trong thực tiễn và nhận thức của con người đạt được hiệu quả thì cần phải có tri thức triết học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội. 

Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề mà con người đã đặt ra và ý thức được với nó thì ngoài tri thức triết học cần có hàng loạt tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức đó, việc vận dụng những nguyên lý triết học không những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể còn dẫn đến những sai lầm. Chung quy lại, mọi nhận thức và thực tiễn của con người vẫn phải dựa trên những phân tích, tìm tòi, nhận thức một cách tích cực đối với sự việc xung quanh, đồng thời cũng đề ra những phương pháp tối ưu khi rơi vào tình cảnh không mong muốn.

Trên đây là vai trò của triết học trong đời sống xã hội trong đời sống xã hội, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Luật Trần và Liên Danh xin cảm ơn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139