Vi phạm hình sự là hành vi vi phạm pháp luật, theo đó hình thức xử phạt với loại vi phạm này cũng nặng hơn so với các vi phạm pháp luật khác. Vậy, vi phạm pháp luật hình sự là gì? Có gì khác với các loại vi phạm pháp luật còn lại?
Vi phạm hình sự là hành vi gì?
Trước khi tìm hiểu vi phạm hình sự là gì, cần hiểu rõ vi phạm pháp luật là gì? Có thể hiểu, vi phạm pháp luật là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau đây:
– Vi phạm hành chính;
– Vi phạm dân sự;
– Vi phạm hình sự;
– Vi phạm kỷ luật.
Trong đó, vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Hành vi vi phạm này xâm phạm đến:
– Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;
– Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
– Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; Luật sư hình sự giỏi.
– Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…
Hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng được phân ra thành các mức độ:
– Vi phạm có tính ít nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính rất nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.
Các yếu tố cấu thành vi phạm hình sự là hành vi thế nào?
Một hành vi bị coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố:
– Mặt khách thể: Gồm các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như tính mạng, tài sản… Cá nhân, pháp nhân thương mại đã có hành vi xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt đến các quan hệ đó.
– Mặt khách quan của tội phạm: Gồm:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội;
+ Thời gian, địa điểm phạm tội;
+ Phương thức phạm tội;
+ phương tiện và công cụ tiến hành tội phạm,;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Trong đó, dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi tội phạm, có thể được thể hiện bằng phương thức hành động hoặc không hành động.
Ví dụ:
+ Bằng phương thức hành động: Hành vi hiếp dâm, đánh người gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản…
+ Bằng phương thức không hành động: Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng quy hiểm đến tính mạng…
– Mặt chủ quan: Là những yếu tố biểu hiện bên trong của tội phạm gồm thái độ, tâm lý, động cơ, mục đích của tội phạm, các yếu tố về lỗi của chủ thể (gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý).
– Chủ thể thực hiện tội phạm: Gồm cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự.
Các loại vi phạm hình sự là hành vi gì
Hành vi phạm tội được chia thành hành vi hành hộng hoặc hành vi không hành động
– Hành vi phạm tội thực hiện bằng hành động của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, gây rối loạn trật tự xã hội. Ví dụ như hành động giết người, cướp giật tài sản, hiếp dâm, lây truyền dịch bệnh,…
– Hành vi phạm tội thể hiện thông qua việc các cá nhân, tổ chức không thực hiện hành động ví dụ làm ngơ, không tố giác tội phạm, không cứu người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng… gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người khác và xâm phạm đến lợi ích chung gây rối loạn trật tự xã hội thì vẫn được xác định là hành vi phạm tội, tư vấn luật hình sự chi tiết
Ví dụ về vi phạm hình sự là hành vi
VÍ dụ :A (18 tuổi) và B (15 tuổi) yêu nhau được 3 tháng và có quan hệ tình dục nhiều lần nhưng cả hai đều tự nguyện, sẽ không có chuyện gì nếu như lúc B phát hiện mình mang bầu và định nói với bố mẹ A và bố mẹ mình để giải quyết, vì lo sợ bị đánh chửi và lo bị tố cáo nên A đã khuyên B phá thai nhưng B không phá, nhiều lần đe dọa B phá thai nhưng không được nên A đã nghĩ bụng sẽ giết B để diệt khẩu. Một hôm A hẹn B đi uống nước lúc trở B về nhà A đã nảy sinh ý định giết B, A rút con dao đã giấu trong người ra đâm B một nhát khiến B tử vong
Trong trường hợp này thì A đã 20 tuổi và bạn gái B mới có 15 tuổi nếu dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong bộ luật hình sự thì việc quan hệ này là sai quy định pháp luật. Với hành vi phạm tội này có thể xem vào tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.A cũng phạm vào tội cố ý giết người.
Ví dụ về hành vi phạm tội không hành động
A và B là thợ bắt ong, Tối nọ hai người đi bắt ong nhưng không may B bị ong đốt thấy B bị ong đốt A đã bỏ chạy và không cứu giúp không gọi người cứu và B tử vong
Trường hợp này A đã không cứu giúp người khiến B tử vong Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ luật hình sự, đây là hành vi phạm tội không hành động.
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, tội danh này được quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự.2015
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dấu hiệu pháp lý của vi phạm hình sự là hành vi
– Khách thể: xâm phạm vào tính mạng của người khác
– Mặt khách quan: là hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội biết người khác đang trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra.
+ Cách thức mà chủ thể biết được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân có thể do nhìn thấy nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân hoặc biết được nguồn đó từ một nguồn khác ( Nghe người khác nói)
+ Dấu hiệu bắt buộc liên quan đến hành vi không cứu giúp nạn nhân của chủ thể phải gắn liền với việc người đó có điều kiện cứu giúp nạn nhân. Trong trường hợp cụ thể đó, chủ thể có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân và việc thực hiện hành vi này không gây nguy hiểm cho chủ thể. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
+ Trường hợp người có điều kiện cứu giúp và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết( VD nạn nhân được người khác cứu giúp) thì không cấu thành tội này.
– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp
– Chủ thể: bất kì ngưuòi nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi
Hình phạt
– Cấu thành tội phạm cơ bản là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
– Cấu thành tội phạm tăng nặng là bị phạt tù từ 1 nam đến 5 năm đối với trường hợp phạm tội sau đây:
+ Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm. Đây là trường hợp tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân là do chính người phạm tội gây ra với lỗi vô ý nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại các điều luật khác. Vd: Người phạm tội cố ý gây thương tích nặng cho nạn nhân, biết nạn nhân ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và có điều kiện cứu giúp nạn nhân nhưng không cứu giúp dẫn đến nạn nhân chết.
+ Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. VD: Người phạm tội là bác sĩ.
– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Vi phạm pháp luật hình sự, ví dụ về một tội vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm tội phạm là hành vi hành động hay không hành động ,nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân, đủ tuổi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Ví dụ : tội giết người được quy định trong bộ luật hình sự
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Theo Điều 123 Bộ Luật hình sự, tội giết người được quy định như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Điều luật chỉ quy định giết người mà không quy định cố ý giết người, vì từ “giết” đã bao hàm cả sự cố ý. Do đó, nếu có trường hợp nào gây chết người nhưng không phải do cố ý thì không phải là giết người (Tùy từng trường hợp có thể phạm tội “Vô ý làm chết người” hoặc một tội phạm phác tương ứng). Điều luật cũng không miêu tả các dấu hiệu của tội giết người, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử chúng ta có thể xác định các dấu hiệu của tội giết người như sa
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý về vi phạm hình sự là hành vi vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại của Công ty luật Luật Trần và Liên Danh.