Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

Đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm sẽ đảm bảo cho chủ sở hữu được pháp luật ghi nhận bảo hộ, tránh các hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ. Tại Việt Nam, đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm được quy định cụ thể tại Luật sở hữu trí tuệ, hình thức đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm được bảo hộ với tên gọi là Chương trình máy tính, do Cục bản quyền tác giả Việt Nam cấp và ghi nhận quyền tác giả cho tác giả và quyền sở hữu cho chủ sở hữu của phần mềm. Sau đây, Luật Trần và Liên danh sẽ giới thiệu quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm tới quý khách hàng như sau:

Phần mềm là gì?

Phần mềm là một tác phẩm. Phần mềm bản chất là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ thì phần mềm còn được gọi theo thuật ngữ pháp lý là chương trình máy tính. 

Luật sở hữu trí tuệ ghi nhận rằng phần mềm hay chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Do đó, chương trình máy tính là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

Việc đăng ký bản quyền phần mềm giúp chủ sở hữu phần mềm được toàn quyền sử dụng phần mềm máy tính của mình đồng thời xử lý và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền đối với phần mềm của bên thứ 3. Đây cũng là căn cứ pháp lý chứng minh quyền với phần mềm khi có xảy ra tranh chấp với bên thứ 3.

quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

Từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm khác nhau, tuy nhiên, hồ sơ cơ bản cần có như sau:

+ Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (có mẫu do cơ quan nhà nước ban hành);

+ Hợp đồng ủy quyền (Mẫu do Luật Trần và Liên danh cung cấp);

+ Quyết định giao việc hoặc Tuyên bố chủ sở hữu tác phẩm (Mẫu do Luật Trần và Liên danh cung cấp);

+ Giấy cam đoan của tác giả về nội dung mà mình sáng tạo ra (Mẫu do Luật Trần và Liên danh cung cấp);

+ 2 Bản in code và giao diện phần mềm (các nội dung này có thể đóng thành 1 quyển bìa cứng, chủ sở hữu ghi tên phần mềm, tên của mình và địa chỉ, đóng dấu treo và dấu giáp lai của công ty (nếu có) ở các trang);

+ 2 Đĩa ghi code và phần cài đặt (đĩa ghi là đĩa CD, có dán đề can ghi tên phần mềm, tên chủ sở hữu, địa chỉ và đóng dấu treo của công ty (nếu có) lên phần tên công ty).

+ Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của công ty (Nếu chủ sở hữu là công ty) hoặc Quyết định thành lập của tổ chức;

+ Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả (Tất cả những người sáng tạo; lập trình lên phần mềm)

Ngoài ra, tùy theo những trường hợp cụ thể, hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm còn có thể yêu cầu thêm các tài liệu như: Văn bản chứng minh quyền đăng ký; Hợp đồng thuê thiết kế; Hợp đồng chuyển nhượng (nếu nhận chuyển nhượng phần mềm từ tổ chức, cá nhân khác,…).

Theo đó, chủ sở hữu nên tham khảo ý kiến tư vấn của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp trước khi quyết định nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục này:

+ Tác phẩm phần mềm có thể đăng ký dưới dạng đồng tác giả;

+ Tác giả phần mềm nếu là cán bộ, công nhân viên lao động hưởng lương thì có thể đăng ký cho công ty ký hợp đồng lao động là chủ sở hữu tác phẩm đó.

+ Nếu tác giả là người đại diện theo pháp luật của công ty thì việc ký xác nhận phải do các thành viên khác trong ban lãnh đạo công ty ký xác nhận;

+ Đĩa CD phải có bìa bọc mầu trắng để đóng dấu.

Về hiệu lực: Về mặt không gian: Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật SHTT, giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về mặt thời hạn: Bảo hộ quyền tài sản của tác phẩm suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết theo quy định tại Điều 27 Luật SHTT.

Theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:

“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên có thể bị xử lí bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật tùy theo yêu cầu của người bị hại và mức độ của hành vi và hậu quả sau khi xâm phạm.

Đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm ở đâu

Dưới đây là địa chỉ đăng ký bản quyền phần mềm cụ thể ở từng khu vực, tỉnh thành:

Địa chỉ Đăng ký bản quyền phần mềm tại Hà Nội

– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả

– Địa chỉ: Số 33 ngõ 294 phố Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Địa chỉ Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại TP. Hồ Chí Minh

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh

– Địa chỉ: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ Đăng ký bản quyền phần mềm tại Đà Nẵng

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng

– Địa chỉ: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Địa chỉ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại các tỉnh khác

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ phần mềm

Căn cứ Điều 52 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 quy định như sau:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ phần mềm – chương trình máy tính

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm.

Đối với tác phẩm Chương trình máy tính không thuộc các đối tượng nêu trên, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

Chi tiết dịch vụ về quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm của Luật Trần và Liên danh

Luật Trần và Liên danh được rất nhiều các cá nhân, tổ chức tin tưởng và ủy quyền thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm. Nếu bạn đang chưa biết đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm như thế nào thì liên hệ ngay cho Luật Trần và Liên danh để được các luật sư hỗ trợ. Khi khách hàng ủy quyền cho chúng tôi thực hiện thì việc của quý khách là chờ chúng tôi thông báo tới nhận Giấy chứng nhận, mọi việc còn lại Luật Trần và Liên danh sẽ làm, như:

Tư vấn, hướng dẫn quý khách cung cấp các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký;

Tư vấn phân loại hình đăng ký;

Soạn thảo hồ sơ đăng ký và cung cấp các biểu mẫu mới nhất, phù hợp cho khách hàng;

Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và nộp các khoản phí, lệ phí đăng ký;

Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có sai sót hay thiếu giấy tờ,…

Thay mặt tiếp nhận Giấy chứng nhận và gửi tới quý khách hàng;

Tư vấn, hỗ trợ để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu có. 

Trên đây là một số chia sẻ về quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139