Giấy phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

dich vu giay phep an toan thuc pham

Giấy phép an toàn thực phẩmNhu cầu ăn uống đang được phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây, kéo theo đó là hàng loạt cơ sở, dịch vụ nhà hàng mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dung. Tuy nhiên, để kinh doanh thế nào đảm bảo và đúng theo quy định của pháp luật Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh gửi đến quý khách hàng thông tin về cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống là một trong những giấy phép quan trọng để có thể kinh doanh dịch vụ ăn uống.

 

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010, ngày 17 tháng 6 năm 2010;
  2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh thực phẩm;
  3. Thông tư số 25/2019/TT- BYT Truy Xuất Nguồn Gốc Sản Phẩm Thực Phẩm Thuộc Lĩnh Vực Quản Lý Của Bộ Y Tế.

I. TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VSATTP

1. Trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín;
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh;
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch và giữ khô;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trự tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có hộp lưu mẫu trong 24h;
  • Quy trình setup bếp phải là 1 chiều, đảm bảo vệ sinh;
  • Cơ sở kinh doanh phải sạch sẽ, được dọn dẹp cẩn thận;
  • Người đăng ký trực tiếp tham gia kinh doanh, buôn bán cần có đủ sức khỏe để tham gia ngành nghề này. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để khám và lấy giấy khám sức khỏe tại đây;
  • Chủ cơ sở phải thực hiện tập huấn kiến thức cho nhân viên hoặc nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để tham gia tập huấn kiến thức.

Bên cạnh đó, khi kinh doanh dịch vụ nhà hàng; cá nhân, thương nhân cũng cần lưu ý xin một số giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, giấy phép bán lẻ thuốc lá nếu nhà hàng có cung cấp các mặt hàng này; Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC nếu thuộc các trường hợp quy định tại pháp luật về PCCC; Đăng ký thương hiệu / tên thương mại/biển hiệu nhà hàng.

3. Quy trình thực hiện thủ tục

Bước 1: Setup sơ bộ cơ sở, tiến hành soạn thảo hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Cơ quan nhà nước tiến hành thẩm định cơ sở.

Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận một cửa.

4. Hồ sơ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Công ty Luật Trần Và Liên danh thực hiện soạn thảo và gửi Khách hàng ký):

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm.
  2. Bản thuyết minh cơ sở, vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
  3. Giấy xác nhận tập huân kiến thức An toàn vệ sinh thực phẩm.
  4. Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ chuẩn bị và lưu tại cơ sở gồm các tài liệu sau:

  1. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh.
  2. Bản bố cáo điện tử có các ngành nghề kinh doanh (nếu có).
  3. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đầu vào: Hợp đồng, hóa đơn mua bán nguyên liệu.
  4. Hồ sơ năng lực của bên cung cấp nguyên liệu: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
  5. Giấy tờ chứng minh nguồn nước đang sử dụng đạt tiêu chuẩn: Kết quả kiểm nghiệm nước hoặc biên lai đóng tiền nước.
  6. Biên bản phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh (nếu có).
  7. Giấy phép bán lẻ rượu bia (nếu nhà hàng có thực hiện hoạt động bán rượu, bia tại cơ sở).
  8. Sổ kiểm thực ba bước.

5. Thẩm quyền cấp

Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống phải xin giấy phép VSATTP cho cơ sở ăn uống tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện.

dich vu giay phep an toan thuc pham
Dịch vụ Giấy phép An toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

II. DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH

  1. Các công việc Công Ty Luật Trần Và Liên danh thực hiện
  • Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền thực hiện nộp, bổ sung và nhận kết quả cấp Giấy VSATTP.
  • Tư vấn Quý khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan để hoàn thành yêu cầu của Khách hàng trong hợp đồng dịch vụ.
  • Soạn và hoàn thiện các văn bản, tài liệu trong hồ sơ đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
  • Bàn giao kết quả công việc và thanh lý hợp đồng với Khách hàng khi chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
  • Gửi khách hàng 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để lưu tại cửa hàng.
  1. Các công việc khách hàng thực hiện
  • Cung cấp các tài liệu, thông tin trung thực, chính xác cho bên Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh để soạn và hoàn thiện hồ sơ;
  • Thực hiện ký, đóng dấu xác nhận hồ sơ.
  1. Kết quả khách hàng nhận được.
  • Giấy chứng nhận VSATTP;
  • Bộ hồ sơ lưu tại cửa hàng.

Trên đây là thông tin cơ bản Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh gửi đến khách hàng về thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp có nội dung chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, Quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ email: tranbinh@luatsutran.vn hoặc điện thoại 0969-078-234 để được hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139