Quyết định thành lập công ty

quyết định thành lập công ty

Thành lập doanh nghiệp là quá trình đầu tiên để cá nhân hoặc tổ chức có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp pháp. Trong đó, bước đầu trong quá trình thành lập doanh nghiệp đòi hỏi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Dưới đây là quy định mới nhất về quyết định thành lập công ty.

Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp là gì?

Một doanh nghiệp muốn thực hiện đăng ký kinh doanh để tiến hành việc kinh doanh của mình đều phải lập ra một Quyết định thành lập doanh nghiệp.

Theo đó, mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp được hiểu là văn bản của các thành viên thực hiện việc góp vốn về thành lập doanh nghiệp với các nội dung cụ thể như thông tin thành viên tham gia thành lập, góp vốn; số vốn góp, tài sản góp vốn; tỷ lệ góp vốn; loại hình doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; tên công ty; trụ sở công ty; ngành nghề kinh doanh; người đại diện theo pháp luật,… 

Tại sao phải lập mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp?

Có thể nói, quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng và có ý nghĩa to lớn với những chủ thể thành lập ra doanh nghiệp. Như vậy, phải có một biên bản được lập ra trước khi thành lập công ty nhằm thể hiện ý chí của các thành viên, người sáng lập nhằm bàn bạc để đưa ra quyết định tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật,Dịch vụ thành lập công ty.

Bên cạnh đó, quyết định thành lập doanh nghiệp được coi là một trong những tài liệu quan trọng, bắt buộc phải nộp khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch – đầu tư đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh theo quy định. 

Chủ thể ban hành quyết định thành lập doanh nghiệp 

Quyết định thành lập doanh nghiệp được lập ra trước khi doanh nghiệp được thành lập. Theo đó, các thành viên cũng như người sáng lập bàn bạc để đưa ra Quyết định thành lập doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

Hiện nay, theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, mỗi một loại hình doanh nghiệp thì người quyết định thành lập doanh nghiệp bởi các chủ thể khác nhau, cụ thể như sau:

– Chủ sở hữu (trường hợp là tổ chức) ban hành quyết định nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Hội đồng thành viên quyết định ban hành nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Đại hội đồng cổ đông quyết định ban hành nếu là công ty cổ phần;

– Hội đồng thành viên ban hành quyết định nếu là công ty hợp danh.

Các nội dung cần lưu ý khi soạn thảo quyết định thành lập doanh 

Khi soạn thảo quyết định thành lập doanh nghiệp, khách hàng cần lưu ý về các nội dung sau: 

– Công ty phải có đầy đủ các yếu tố như tên chưa được đăng ký bởi bất kỳ một công ty nào khác, trụ sở chính địa chỉ rõ ràng, chính xác của công ty. Bởi lẽ, đây là căn cứ để các cơ quan, tổ chức có thể nhận diện được công ty đó và hình thức thành lập của công ty. Việc có đầy đủ những căn cứ trên sẽ giúp cho công ty có thể thực hiện hoạt động kinh doanh được dễ dàng hơn, giúp nhà đầu tư có thể nhận diện được đó là công ty nào để thực hiện góp vốn.

– Căn cứ thành lập trước hết phải tuân thủ theo quy định pháp luật, trước tiên là Luật doanh nghiệp, sau đó đến biên bản họp góp vốn, cùng với đó là dựa theo nhu cầu nguyện vọng các thành viên.

–  Công ty cần xác định rõ mục đích và ngành nghề kinh doanh dựa trên sự thống nhất của các thành viên. Căn cứ vào đó để đưa ra được lý do khi thành lập miễn là hoạt động kinh doanh đó phù hợp với quy định của pháp luật.

– Quyết định thành lập phải nêu chi tiết rõ ràng, thể hiện trong các điều khoản về việc thành lập công ty. Tại các nội dung liên quan đến phần vốn góp cần công khai minh bạch hay việc thông tin người đại diện theo pháp luật hoặc tên công ty đều phải dựa trên tinh thần theo số đông đưa ra bàn bạc và lấy ý kiến biểu quyết.

– Công ty cần xác định rõ ràng về các thành viên, cổ đông của công ty, thành viên nào tham gia thành lập và thành viên nào tham gia góp vốn. Bên cạnh đó, công ty phải hết sức lưu ý về vốn tối thiểu khi đưa ra quyết định thành lập công ty, vì mỗi ngành nghề sẽ có quy định khác nhau về số vốn điều lệ này.

– Quyết định thành lập công ty cần phải có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên tham gia sáng lập công ty và phải có chữ ký chứng thực của người được ủy quyền đại diện theo pháp luật của công ty để minh chứng cho văn bản trên là hợp pháp.

Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH là gì?

Quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những bước đầu tiên và là cơ sở quan trọng để làm căn cứ cho doanh nghiệp của công ty bạn được pháp luật công nhận và có thể vận hành hoạt động công ty mình hợp pháp theo đúng với trình tự mà pháp luật quy định. Như vậy, có thể hiểu, quyết định thành lập công ty là văn bản của các chủ sở hữu thống nhất về việc thành lập công ty.

Từ những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này, ta có thể hiểu công ty cổ phần là một trong những dạng tổ chức có tư cách pháp nhân và có trách nhiệm bị giới hạn trong phạm vi nhất định.

Thành lập công ty cổ phần:

– Một số đặc điểm cơ bản, đặc trưng của công ty cổ phần có thể dùng để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác đó là:

+ Công ty cổ phần thì được thành lập, hoạt động và phát triển một cách độc lập với chủ thể sở hữu của chính nó.

+ Công ty cổ phần sẽ chia vốn điều lệ của mình ra thành các phần nhỏ có giá trị ngang bằng nhau và gọi đó là cổ phần

+ Những người sở hữu cổ phần thì được gọi là cổ đông, thủ tục thành lập công ty.

– Bên cạnh đó, công ty cổ phần cũng có những đặc điểm chung như các loại hình doanh nghiệp khác, như là:

+ Công ty cổ phần được xem như một tổ chức kinh tế

+ Công ty cổ phần cũng có tên gọi riêng, có trụ sở giao dịch cố định và có khối tài sản nhất định

+ Công ty cổ phần được thành lập hợp pháp khi đã đăng ký kinh doanh theo đúng quy trình cũng như quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp. Với mục đích hoạt động là thực hiện quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi nhuận.

– Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành về thủ tục thành lập công ty cổ phần thì bao gồm những quy định như sau:

+ Đầu tiên là bạn cần nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Bạn có thể nộp hồ sơ doanh nghiệp qua một trong hai cách sau:

Cách 1: Bạn có thể đến nộp trực tiếp tại Bộ phận văn phòng một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nơi công ty đăng ký đặt trụ sở chính.

Cách 2: Bạn cũng có thể nộp hồ sơ online qua hệ thống mạng điện tử tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.

Theo địa chỉ trang web sau đây: http://dangkykinhdoanh.gov.vn

+ Tiếp đó, bạn cần phải nộp các khoản phí, lệ phí (nếu có quy định) và nhớ nhận lại biên lai xác nhận đã hoàn tất thủ tục giải quyết hồ sơ.

quyết định thành lập công ty
quyết định thành lập công ty

Thành lập công ty TNHH:

Căn cứ dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định thì công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm có ác loại hình công ty như công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và Công ty công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và với số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Giống như các cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên công ty công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật thì các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Về cơ bản các vấn đề pháp lý liên quan đến hai loại hình công ty này giống nhau ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định tên gọi loại hình Công ty công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hay Công ty công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Mẫu quyết định thành lập công ty công ty trách nhiệm hữu hạn là mẫu được lập ra với nội dung và thông tin để nộp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức đó.

Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH để làm gì?

Quyết định thành lập công ty đây là quyết định rất quan trọng và đây cũng chính là một biên bản được lập ra trước khi thành lập công ty thể hiện ý chí của các thành viên, người sáng lập bàn bạc để đưa ra quyết định tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, quyết định thành lập công ty còn là một trong những tài liệu quan trọng khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở Kế hoạch – Đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định

Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH:

Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

…….., ngày…… tháng…   năm

TÊN DOANH NGHIỆP

Số:. /QĐ-……. 

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ………..

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;

– Căn cứ Điều lệ của Công ty…..;

– Căn cứ Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty số….. ngày…/…./……

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Góp vốn thành lập công ty cổ phần ……với các nội dung sau:

1……

2………

Điều 2. Điều lệ Công ty

…………

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của công ty

……………

Điều 4. Thời gian thực hiện……

Điều 5. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các phòng ban liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như điều 4;

– Lưu VP.

TM/HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu quyết định thành lập công ty TNHH:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-o0o——-

…………., ngày … tháng … năm

QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên)

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2020/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp;

– Căn cứ vào Biên bản họp số …/…/BBH ngày …/…/… của ……………. Về việc Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

– Xét về nhu cầu của các bên.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Các thành viên quyết định góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên …………… với các nội dung sau:

Tên Công ty

Tên công ty viết bằng tiếng Việt: …

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: ……

Tên công ty viết tắt: ……

Địa chỉ trụ sở chính: ……

Điện thoại: …. Fax: ……

Email: ……… Website: ……

Vốn điều lệ: …..

Ngành nghề kinh doanh:

STT

Tên ngành, nghề kinh doanh

Mã ngành

Ghi chú

1.

 

 

 

2.

 

 

 

Danh sách thành viên góp vốn:

STT

Tên thành viên

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức

Giá trị phần vốn góp (VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có)

Tỷ lệ (%)

Số CMND (hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cá nhân; MSDN đối với doanh nghiệp; Số quyết định thành lập đối với tổ chức

Ghi chú

1.

           

2.

           

Điều 2: Cử ông/bà: …. làm người đại diện theo pháp luật của công ty, với nội dung cụ thể như sau:

Họ và tên: …… Giới tính: ……

Chức danh: ……

Ngày sinh: ….. Dân tộc: ….. Quốc tịch: ….

CMND số: …….. do …… cấp ngày …..

Hết hạn ngày: …/…/…

Địa chỉ thường trú: ……

Địa chỉ liên hệ: ….

Điều 3. Giao cho ông/bà ……. Thực hiện nhiệm vụ đăng ký thủ tục thành lập lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này./.

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA GÓP VỐN VÀO CÔNG TY KÝ TÊN VÀO QUYẾT ĐỊNH NÀY

THÀNH VIÊN A

THÀNH VIÊN B

Hướng dẫn làm mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH:

Để soạn được một quyết định thành lập công ty cổ phần cụ thể thì bạn có thể tải mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần nhưu chúng tôi đua ra như trên và điền đầy đủ thông tin theo các mục đã gợi ý, cách thành lập công ty.

+ Trước tiên phải chú ý một điều là đã thống nhất giữa các thành viên với nhau, các thành viên nên hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong công ty. Thường chọn những người có cùng chung chí hướng, tính cách, biết nhường nhịn lẫn nhau để góp phần đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nếu có một thành viên nào đó đang phân vân thì nên cho thời gian xác định để cho thành viên đó suy xét thật kỹ. Bước này nếu không chuẩn bị kỹ thì khi làm xong nộp lên cơ quan nhà nước rồi mới có ý định thay đổi thì việc chỉnh sửa hồ sơ rất phiền hà và mất thời gian.

+ Bàn bạc để chọn tên công ty và tra cứu không được trùng với công ty đã tồn tại.

+ Điều lệ công ty

+ Cơ cấu tổ chức của công ty

+ Thời gian thực hiện

+ Nội dung quyết định thành lập công ty phải cụ thể chi tiết rõ ràng, thể hiện rõ sự nhất trí giữa các thành viên góp vốn trong việc thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại biên bản cuộc họp quyết định thành lập công ty.

+ Công ty cần xác định rõ ràng về các thành viên, cổ đông của công ty, thành viên tham gia thành lập công ty,…

+ Nội dung tham gia góp vốn của các thành viên công ty cần được công khai, minh bạch

+ Ghi rõ các chi tiết thông tin và trách nghiệm của người được ủy quyền quản lý trực vốn hay thực hiện quyền quản lý tại công ty.

+ Quyết định thành lập công ty cần phải có chữ ký chứng thực của người được ủy quyền đại diện theo pháp luật của công ty để minh chứng cho văn bản trên là hợp pháp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về mẫu quyết định thành lập công ty. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139