Lệnh bắt bị can để tạm giam

lệnh bắt bị can để tạm giam

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Lệnh bắt bị can để tạm giam là mẫu lệnh bắt được lập ra để bắt bị can tạm giam. Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam nêu rõ thông tin của bị can, thời gian tạm giam… Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.

Tạm giam là gì? Lệnh bắt bị can để tạm giam

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Các biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại hoặc quyền và lợi ích về tài sản mà không ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp.

Còn các biện pháp bắt, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân nhưng thời gian hạn chế quyền tự do trong bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt người hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.

Căn cứ theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4, Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về các trường hợp bắt tạm giam như sau:

Điều 119. Tạm giam

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; Luật sư hình sự giỏi.

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Thực tiễn cho thấy, biện pháp tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp này phải có căn cứ rõ ràng, xác đáng, không lạm dụng, áp dụng tùy tiện. Bộ luật Tố tụng hình sự qua các thời kỳ cũng có quy định rõ về các trường hợp bắt tạm giam nhằm ngăn chặn tội phạm tiếp tục thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây nguy hại, mất an ninh trật tự, an toàn xã hội cho xã hội.

Tuy vậy, vẫn có những trường hợp pháp luật hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam đối với những đối tượng như: bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lai lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Việc nhà làm luật quy định như vậy vừa thấu tình, vừa đạt lý vì đây là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và có những diễn biến tâm sinh lý không giống với những người khỏe mạnh bình thường.

Những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự:

1.  Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Tư vấn quy định pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Thứ nhất: Bắt người, bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

Bắt người là biện pháp ngăn chặn, bao gồm bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Người có thể bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người không bị Toà án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam. Tuy vậy, không phải mọi bị can, bị cáo đều có thể bị bắt để tạm giam mà chỉ bị can, bị cáo được quy định ở Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự mới có thể bị bắt để tạm giam (xem bình luận Điều 88).

Thứ hai: Những người có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể những người có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Theo khoản 1 Điều luật đang được bình luận, những người đó là:

–  Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; tư vấn luật hình sự chi tiết

–  Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

–  Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Điều luật quy định việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong khi điều tra, truy tố và trước khi xét xử. Do đó, nếu vụ án đã được đưa ra xét xử tại phiên toà mà cần thiết bắt người thì tuỳ trường hợp mà áp dụng các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự.

lệnh bắt bị can để tạm giam
lệnh bắt bị can để tạm giam

Thứ ba: Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Khoản 2 và 3 Điều luật đang được bình luận quy định cụ thể thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Thủ tục đó gồm:

–  Việc bắt bị can, bị cáo phải có lệnh. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

–  Người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Biên bản về việc bắt phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt, người chứng kiến phải cùng ký vào biên bản. Nếu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung của biên bản thì có quyền ghi ý kiến đó vào biên bản và ký tên.

–  Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

–  Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã. Ban đêm được tính từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Điều luật quy định rõ hơn, cụ thể hơn theo hướng thu hẹp những người có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Việc quy định như vậy là nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, đồng thời đề cao quyền và trách nhiệm của người cò quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Nội dung cơ bản của lệnh bắt bị can để tạm giam như sau:

……………………………………

…………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …………………..

…………, ngày …… tháng ……. năm….

LỆNH BẮT BỊ CAN ĐỂ TẠM GIAM

Tôi: ……………………………………………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………

Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số: ……………………… ngày…………. tháng ………….. năm …… của ……………………….. đối với ……………………………………………………………………………………………. đã có hành vi ……………………………………. phạm vào khoản ………… Điều ………….. Bộ luật Hình sự;

Căn cứ các điều 36, 109, 113, 119 và 173 Bộ luật Tố tụng hình sự,

RA LỆNH:

Bắt bị can để tạm giam trong thời hạn ………….. tháng, kể từ ngày bắt đối với:

Họ tên: …………………………………………………………………. Giới tính: ………….

Tên gọi khác: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày ………… tháng ………… năm ……………….. tại: ………………………….

Quốc tịch: ………………..; Dân tộc: ………………………; Tôn giáo: ………………..

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: …………………………………………………………

cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp: …………………….

Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………………….

Phân công ông/bà: ……………………………………………………………………………

tổ chức thi hành Lệnh này và giải bị can đến Trại tạm giam/Nhà tạm giữ:

Giám thị trại tạm giam/Trưởng nhà tạm giữ nêu trên thi hành việc tạm giam bị can.

Yêu cầu chính quyền địa phương và các đơn vị vũ trang hỗ trợ khi cần thiết để thi hành Lệnh này.

Lệnh này gửi đến Viện kiểm sát………………………………………………………….. để phê chuẩn.

Nơi nhận:

– VKS………………………………..

 Nhà tạm giữ/Trại tạm giam…..

– Bị can;

– Hồ sơ 02 bản.

……………………………………….

Ghi chú: Bắt bị can ngày …….tháng …….. năm …………..

Lệnh này đã được giao cho bị can một bản vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng ……

 

BỊ CAN

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về lệnh bắt bị can để tạm giam. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật  để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139