Chủ trương đầu tư

Chủ trương đầu tư

Bất kì một dự án đầu tư nào khi muốn triển khai thực hiện thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư. Vậy chủ trương đầu tư là gì? Các dự án nào bắt buộc phải xin chủ trương đầu tư? Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp quyết định đầu tư như thế nào?

Mục đích chủ yếu của việc quy định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời qua đó nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.

Chủ trương đầu tư là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020), Chủ trương đầu tư được hiểu là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình hay dự án đầu tư. Đồng thời chủ trương đầu tư sẽ là căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư cho chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư công.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư?

Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư thuộc về Quốc hội, thủ tướng chính phủ, UBND cấp tỉnh. Tùy theo quy mô, tính chất của dự án mà pháp luật nước ta sẽ phân cấp thẩm quyền phê duyệt.

Các dự án nào bắt buộc phải xin chủ trương đầu tư?

Dự án nào phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội

Quốc hội sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

– Dự án có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường như:

  • Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
  • Dự án đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng đất từ 50 ha trở lên đối với đất vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
  • Dự án đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng đất từ 50 ha trở lên đối với rừng phòng hộ đầu nguồn.
  • Dự án đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng đất từ 500 héc ta trở lên đối rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, lấn biển, bảo vệ môi trường, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  • Dự án đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng đất từ 1.000 héc ta trở lên đối với rừng sản xuất.
  • Dự án đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng với quy mô từ 500 héc ta trở lên đối với đất trồng lúa nước từ hai mùa vụ trở lên;
  • Dự án đòi hỏi phải di dân tái định cư đối với khu vực ở miền núi từ 20.000 người trở lên và ở các vùng khác từ 50.000 người trở lên;

Dự án đòi hỏi phải áp dụng các chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Chủ trương đầu tư
chủ trương đầu tư

Các dự án xin chủ trương đầu tư của chính Phủ

– Dự án có quy mô vốn đầu tư từ  5.000 tỷ VNĐ trở lên;

– Dự án của các nhà đầu tư nước ngoài với 100% vốn nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, xuất bản, báo chí, trồng rừng,  thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học, công nghệ;

– Dự án không phân biệt vốn đầu tư nước ngoài hay trong nước thuộc các trường hợp sau thì thuộc diện xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

  •       Dự án xây dựng, kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
  •       Dự án xây dựng, kinh doanh cảng biển quốc gia;
  •       Dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí;
  •       Dự án hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược và casino;
  •       Dự án sản xuất thuốc lá điếu;
  •       Dự án di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi và từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  •       Dự án phát triển kết cấu hạ tầng ở khu chế xuất, khu công nghiệp và khu chức năng trong khu kinh tế;
  •       Dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn;

Dự án thuộc diện xin chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh

– Dự án được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất không phải thông qua đấu giá, đấu thầu hay nhận chuyển nhượng; dự án đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng đất;

– Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

– Dự án đầu tư được thực hiện tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền thì không cần phải trình UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để xin chấp thuận chủ trương đầu tư?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:

1. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:

a) Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;

b) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;

c) Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;

d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

3. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập theo quy định của Luật Đầu tư công:

a) Đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng;

b) Đối với dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan;

c) Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và dự án còn lại được tách riêng từ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư công được phân loại phù hợp với phân loại của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư.’

Thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư gồm:

  • Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 6 Điều này.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:
  • Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
  • Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  • Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
  • Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:
  • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  • Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;
  • Công nghệ áp dụng;
  • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có), Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
  • Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.
  • Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Khi nào cần điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư

Trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh tăng quy mô hay làm tăng tổng mức đầu tư của chương trình hay dự án so với quy định tại quyết định chủ trương đầu tư cần phải báo cáo cơ quan quyết định chủ trương đầu tư cho ý kiến và cần phải thẩm định lại nguồn vốn, khả năng cân đối vốn.

Được quy định tại Khoản 4, Điều 40 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn về một số điều của Luật đầu tư công “trong quá trình thẩm định chương trình và các dự án đầu tư công với những nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này phải rà soát, đồng thời đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Những chỉ tiêu về quy mô và tổng mức đầu tư của dự án, bao gồm cơ cấu vốn không được vượt quá mức đã quy định về quyết định chủ trương đầu tư.

Nếu chỉ điều chỉnh tăng quy mô, nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư và vẫn đảm bảo mục tiêu của dự án như trong quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thẩm định lại nguồn vốn, cũng như khả năng cân đối vốn.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139