Địa điểm kinh doanh là một trong những hình thức được doanh nghiệp lựa chọn khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều lý do dẫn đến việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh. Vậy thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh như nào? Cần lưu ý những gì? Những vướng mắc thường gặp phải khi thực hiện thủ tục là gì?
Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Như vậy, từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.
Chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh là gì?
Khi giải thể địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong trường hợp địa điểm kinh doanh ngừng hoạt động 01 (một) năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Trong trường hợp này, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình.
Sau 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến giải trình thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Hướng dẫn hồ sơ, trình tự chấm dứt địa điểm kinh doanh chưa đăng ký mã số?
Căn cứ vào Công văn 2705/BKHĐT-ĐKKD năm 2016 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
“Khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế có ý kiến về việc đăng ký mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chưa thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế, cơ quan thuế có ý kiến bằng văn bản xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động, đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế, cơ quan thuế có ý kiến bằng văn bản xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trên cơ sở ý kiến của cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định.”
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh bao gồm:
Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh;
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh;
Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương);
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).
Bước 2: Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh theo quy định tại thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Cách thức thực hiện: Qua mạng điện tử
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Nhận kết quả
Một số lưu ý
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo về tình trạng của địa điểm kinh doanh đã kết thúc hoạt động.
Những câu hỏi thường gặp khi chấm dứt địa điểm kinh doanh
Thời gian giải quyết hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh là bao lâu?
Thời gian giải quyết từ 3-5 ngày làm việc.
Hồ sơ cần chuẩn bị để chấm dứt địa điểm kinh doanh gồm những gì?
Hồ sơ gồm có: Thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh, bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người thực hiện nộp hồ sơ, giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác).
Ai là người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ & nhận kết quả với phòng ĐKKD?
Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền dựa trên văn bản ủy quyền.
Có bắt buộc phải nộp hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh qua mạng không?
Không bắt buộc.Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng ĐKKD tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh ở cùng một tỉnh/thành phố với Trụ sở chính, doanh nghiệp có cần làm hồ sơ trình cơ quan thuế không?
Không cần. Trường hợp không cùng tỉnh/thành phố thì doanh nghiệp mới cần phải thực hiện các nghĩa vụ với cơ quan thuế tại nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Công việc của Luật Trần và Liên Danh khi thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh
1-Tư vấn giải thể
-Tư vấn pháp luật về giải thể chi nhánh;
-Tư vấn chuẩn bị các hồ sơ để giải thể;
-Tư vấn hoàn thiện sổ sách kế toán;
-Tư hồ sơ khai thuế để giải thể;
-Tư vấn hồ sơ quyết toán thuế để giải thể;
-Tư vấn về hóa đơn khi giải thể;
-Tư vấn thanh lý tài sản trước khi giải thể;
-Tư vấn xử lý nợ phải trả trước khi giải thể.
2-Soạn thảo hồ sơ – Nộp hồ sơ giải thể
-Soạn thảo các hồ sơ, biểu mẫu theo quy định của pháp luật về giải thể;
-Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3-Thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế để xác nhận hoàn tất nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế
-Kiểm tra, soát xét báo cáo quyết toán thuế;
-Tư vấn hoàn thiện sổ sách kế toán, hồ sơ quyết toán thuế;
-Nộp hồ sơ quyết toán thuế với cơ quan thuế;
-Giải trình quyết toán thuế với cơ quan thuế;
-Nhận kết quả khóa mã số thuế, hoàn tất nghĩa vụ thuế của công ty giải thể từ cơ quan thuế.
4-Thực hiện các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ lao động, BHXH:
Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả theo ủy quyền.
5-Thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế XNK tại cơ quan hải quan:
Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả theo ủy quyền.
6-Trả dấu, đăng thông báo giải thể
-Trả dấu và nhận thông báo thu hồi dấu;
-Thực hiện đăng thông báo giải thể công ty.
7-Kiểm tra, theo dõi tiến trình giải thể, kịp thời thông báo cho khách hàng
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh?
Để Giải thể địa điểm kinh doanh đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp theo quy định của pháp luật, như cơ quan thuế, cơ quan BHXH, cơ quan Hải quan, cơ quan công an, cơ quan đăng ký doanh nghiệp? Dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục này.
Nếu bạn không chuyên trong lĩnh vực kế toán, thuế, pháp lý doanh nghiệp, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức để chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ, chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần, thực hiện thủ tục quyết toán thuế để Giải thể địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn.
Bạn muốn tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục Giải thể địa điểm kinh doanh? Dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn.
Bạn không có thời gian để chuẩn bị các thủ tục Giải thể địa điểm kinh doanh? Dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn.
Trên đây là bài viết tư vấn về chấm dứt địa điểm kinh doanh của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.