Thuế gtgt mới nhất

thuế gtgt mới nhất

Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng), hay còn gọi là Thuế VAT là loại thuế phổ biến mà mọi doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần theo dõi để kê khai nộp thuế theo đúng quy định hiện hành.

Trong bài viết này, Luật Trần và Liên Danh xin được trình bày tới bạn đọc các nội dung tổng quan nhất về thuế gtgt mới nhất. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Định nghĩa thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm độnviên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hoá, nhận dịch vụ.

Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng và thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Như vậy, xét về bản chất, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thực chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hoá dịch vụ.

Điều này giúp cho cơ quan quản lí, thu thuế giá trị gia tăng tránh được sự phản ánh gay gắt về thuế. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng cũng có thể ảnh hưởng tới sức mua của công chúng do phần thuế này đã được cấu thành trong giá bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Những phân tích này cho thấy việc áp dụng thuế giá trị gia tăng tại một quốc gia cần phải cân nhắc tính phù hợp, những yếu tố ảnh hưởng của loại thuế này cho nền kinh tế.

Thực hiện thuế giá trị gia tăng, có thể làm ảnh hưởng tới các vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát.

Thuế giá trị gia tăng có thể ảnh hưởng tới sức tiêu dùng của công chúng. Xuất phát từ chỗ thuế giá trị gia tăng cấu thành trong giá bán (giá thanh toán), sức tiêu dùng của công chúng phụ thuộc vào quan hệ giữa thu nhập với giá cả hàng hoá dịch vụ. Tỉ trọng giữa giá cả và thu nhập của người chịu thuế càng cao, càng làm giảm cơ hội tiêu dùng trong công chúng.

Phân tích yếu tố này giúp cho cơ quan lập pháp tìm ra phương án tối ưu về cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trong những giai đoạn nhất định. Nếu xét theo khía cạnh thuế với các chỉ số giá cả, đương nhiên cũng có mối liên quan nhất định. Số tiền thuế giá trị giá tăng trong giá bán làm thay đổi chỉ số giá cả, lạm phát trong những giai đoạn có sự thay đổi về thuế.

Xác định mối liên quan giữa loại thuế này với chỉ số giá cả, lạm phát có ý nghĩa đối với nhà lập pháp khi quyết định chính sách thuế suất hợp lí trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng.

Việc áp dụng thành công thuế giá trị gia tăng tại Pháp được đánh giá là nhờ chính sách thuế suất hợp lí qua các giai đoạn cụ thể.

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có nhiều điểm tương đồng với các loại thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ khác (như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu) nhưng có thể nhận diện thuế giá trị gia tăng thông qua đặc điểm của nó.

Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất rộng. Mọi chủ thể tồn tại trong xã hội, cho dù là tổ chức hay cá nhân, là người nghèo hay người có thu nhập cao đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội. Điều này có nghĩa, mọi đối tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải trả một phần thu nhập do hành vi tiêu dùng. Chính đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng tới sự tác động của pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với đời sống kinh tế, xã hội.

Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội.

 Đối với những trường hợp cần phải khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế đến mức tối đa việc trả tiền thuế từ phần thu nhập ít ỏi của họ do hành vi tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất. Phương án ngược lại được áp dụng đối với trường hợp hạn chế tiêu dùng.

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hoá dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.

Đặc điểm này của thuế giá trị gia tăng còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phải tìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xác định chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế.

Làm rõ phần giá trị tăng thêm là nội dung quan trọng, một mặt lí giải cơ sở quy định phần chịu thuế trong pháp luật thuế giá trị gia tăng, mặt khác đưa ra các phương án khả thi để xác định phần giá trị tăng thêm đối với các chu trình lưu thông khác nhau của hàng hoá.

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu kinh tế, giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất, tiêu dùng và giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng với hàng hoá dịch vụ tiêu thụ, theo C. Mác, đây chính là quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Nếu xét về lí thuyết và cơ cấu hình thành giá trị tăng thêm, có nhiều phương án lựa chọn.

Tuy vậy, việc xác định phần giá trị gia tăng gắn với quan hệ pháp luật thuế, phải có đủ căn cứ thực tế chính xác, đảm bảo quyền của Nhà nước nhưng không vi phạm nguyên tắc công bằng (theo chiều ngang) giữa các chủ thể nộp thuế.

Trong thực tiễn pháp lí, các quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng đều xác định giá trị tăng thêm dựa trên cơ sở chứng từ chứng minh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể nộp thuế. Cụ thể, các chứng từ hoá đơn được coi là bằng chứng – quan trọng khi xác định phần giá trị tăng thêm.

Lựa chọn phương pháp xác định giá trị tăng thêm theo chứng từ hoá đơn có rất nhiều lợi thế: Một mặt, Nhà nước kiểm soát mọi hoạt động của chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế; mặt khác, các chủ thể kinh doanh dần đi vào khuôn khổ pháp luật và Nhà nước tạo cơ hội cho các chủ thể này tự kiểm soát lẫn nhau.

Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hoá dịch vụ, số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau.

Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá ở trong nước, khâu nhập khẩu và lưu thông hàng nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hoá dịch vụ đã xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng hoá dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu.

Đây vừa là đặc điểm vừa là ưu việt của thuế giá trị gia tăng so với thuế hàng hoá dịch vụ thông thường (thuế doanh thu) mà Việt Nam và nhiều quốc gia đã áp dụng trong giai đoạn trước đây.

thuế gtgt mới nhất
thuế gtgt mới nhất

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thuế có thể kể đến như là: các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa hoặc là hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong nhóm đối tượng phải chịu thuế.

– Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đều thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.

 Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.

Cách tính thuế giá trị gia tăng

Cụ thể là về cách tính thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng chịu thuế là doanh nghiệp như sau:

Trong luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, có quy định rõ ràng rằng: để tính được thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp đó là phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ thuế.

Bên cạnh đó pháp luật cũng hướng dẫn chi tiết cách tính thuế giá trị gia tăng đối với từng phương pháp nhất định.

– Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng

+ Đối tượng áp dụng ở đây đó chính là các hợp tác xã hay các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trong 1 năm; người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh và có doanh thu tại nước ta trong trường hợp chưa hoàn thiện đầy đủ các chế độ về chứng từ, hóa đơn hoặc kế toán; ngoài ra còn có các cá nhân, hộ kinh doanh, v.v …

+ Cách tính cụ thể:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

Trong đó, quy định về tỷ lệ % đó là:

Cung cấp và phân phối hàng hóa: 1%

Dịch vụ xây dựng nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%

Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%

Những hoạt động kinh doanh khác: 2%

– Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

+ Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này đó chính là những cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện về chứng từ, hóa đơn hay chế độ kế toán, v.v … theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh trên còn phải có thêm điều kiện là có doanh thu từ 01 tỷ đồng trở lên trong một năm.

Không áp dụng phương pháp tính thuế này đối với cá nhân hoặc hộ kinh doanh.

+ Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp =Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thuế gtgt mới nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139