Đầu tư theo hợp đồng BCC

đầu tư theo hợp đồng BCC 

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều hình thức đầu tư, trong đó hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là hình thức đầu tư linh hoạt, tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư nên ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Sau đây Luật Trần và Liên Danh xin cung cấp những quy định chung của pháp luật về hình thức đầu tư này:

Thế nào là hợp đồng BCC? Vai trò của đầu tư theo hợp đồng BCC?

Hợp đồng BCC ( Business Cooperation Contract) hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam;

Đối với Hợp đồng BCC có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn cần phải thực hiện đăng ký thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Hợp đồng BCC.

Hoạt động đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh của mỗi bên nhưng không thành lập tổ chức kinh tế, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện thông quan hợp đồng ký kết mà không ràng buộc về mặt tổ chức.

Nội dung của việc đầu tư theo hợp đồng BCC 

Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng;

Địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp;

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên dùng tư cách pháp nhân độc lập của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Do không thành lập tổ chức kinh tế nên khi thực hiện dự án đầu tư, việc ký kết hợp đồng với đối tác các bên tiến hành thỏa thuận bên nào sẽ dùng tư cách của mình để tiến hành giao kết;

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật;

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

đầu tư theo hợp đồng BCC 
đầu tư theo hợp đồng BCC

Ưu và nhược điểm của việc đầu tư theo hợp đồng BCC

Ưu điểm

Ưu điểm có thể thấy rõ nhất của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC đó là giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí thành lập doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được mục đích kinh doanh của mỗi bên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình tạo được sự chủ động trong hoạt động.

Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC thủ tục đầu tư không quá phức tạp phù hợp với những dự án đầu tư ngắn hạn, thu hồi được vốn nhanh. Thủ tục sau khi kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hai bên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không quá phức tạp, không ảnh hưởng đến tư cách hoạt động độc lập của các bên, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư.

Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu, lãnh đạo công ty. Như vậy, những nhà đầu tư có nguồn vốn ít sẽ có ít cơ hội được nắm quản lý, không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã bỏ ra, họ giống như một “chủ nợ” hơn là một nhà đầu tư.

Nhưng đối với hình thức đầu tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau

Tuy nhiên, hình thức đầu tư này không phù hợp với những dự án dài, cần triển khai nhiều giai đoạn và việc kinh doanh phức tạp cần sự quản lý chặt chẽ.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế mà khi lựa chọn hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư không thể không tính đến để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối nhất sau này.

Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này. Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư. Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được.

Ngoài ra, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân mới đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra. Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư  bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.

Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC.  Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này.

Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, uy tín

Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

Xin giấy phép liên quan đến thẻ cư trú, tạm trú và visa cho người nước ngoài làm việc và công tác tại Việt Nam.

Thay đổi các thông tin liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Mua bán công ty, sáp nhập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Tạm dừng, giải thể: Văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế, hoàn thuế và các nghĩa vụ khác khi làm việc và đầu tư tại Việt Nam.

Tư vấn cho nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Luật Trần và Liên Danh đồng hành hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mỗi giai đoạn riêng lẻ của dự án cũng như trong toàn bộ quá trình đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây

1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, đánh giá những lợi ích và rủi ro cho nhà đầu tư dựa trên hệ thống pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư tại Việt Nam.

2. Tư vấn cho khách hàng về cấu trúc đầu tư thích hợp nhất cho các dự án cụ thể gián tiếp hoặc trực tiếp. Hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập các loại hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

3. Hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá các đối tác và địa điểm kinh doanh tiềm năng, thực hiện việc thẩm tra chi tiết đối với các công ty hoặc tài sản mục tiêu.

4. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát và đưa ra ý kiến về các tài liệu giao dịch.

5. Hỗ trợ trong việc tham gia đàm phán với các đối tác, xây dựng các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam và giám sát toàn bộ quá trình đầu tư và cảnh báo cho khách hàng những rủi ro có thể xảy ra.

6. Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu đãi đầu tư; đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài; đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hồ sơ kê khai thuế, các loại giấy phép con cho những ngành nghề kinh doanh khác nhau, ….

7. Trong suốt quá trình triển khai dự án, tổ chức hoạt động doanh nghiệp, chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ khách hàng trong các công việc: Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hồ sơ nội bộ, hồ sơ lao động, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

8. Đại diện cho doanh nghiệp tham gia thương lượng, đàm phán và tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp, cũng như thực hiện các thủ tục hành chính với các cá nhân / tổ chức có liên quan.

9. Thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất, những văn bản pháp lý, cũng như các chính sách mới của Nhà nước có liên quan hoặc có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

10. Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Trên đây là một số nội dung về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Trong trường hợp cần hỗ trợ và giải đáp thắc mắc về vấn đề  này, hoặc các chủ đề khác trong lĩnh vực đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ với  Công ty luật để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139