Tiêu thụ tài sản phạm tội

tiêu thụ tài sản phạm tội

Nhiều người cho rằng, việc sử dụng, tiêu thụ tài sản không phải do mình ăn cắp thì không bị xử lý. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc liên quan đến hành vi tiêu thụ tài sản phạm tội này:

Quy định của pháp luật về tội danh có hành vi tiêu thụ tài sản phạm tội

Theo điều 323, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm  2017 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Định nghĩa về tài sản do người khác phạm tội mà có

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC

1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.

3. Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.

Cấu thành tội phạm tội có hành vi tiêu thụ tài sản phạm tội

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra xử lý người phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm được thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có.

+ Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: Là do người khác để nhờ, cất giấu tài sản do phạm tội mà có ở nhà mình hoặc nơi mình ở,…

+ Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là: Chuyển đổi những tài sản đó, mua bán, trao đổi bằng hiện vật những tài sản đó.

Tài sản nói trong điều luật là những tài sản có được do hoạt động phạm tội mà có do như cướp, trộm, lừa đảo, tham ô,…mà có. Như vậy người phạm tội không tham gia vào hoạt động phạm tội mà chỉ chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Ví dụ: Bán hộ một người bạn một chiếc xe gắn máy dù biết rõ là xe này là do người bạn trộm cắp mà có.

  • Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần phải chú ý hai vấn đề sau:

+    Người có hành vi chứa chấp tiêu thụ không có sự hứa hẹn, bàn bạc, thỏa thuận, trước với người có tài sản phạm pháp.

+    Người chứa chấp tiêu thụ biết rõ tài sản này là tài sản có được do hoạt động phạm tội nhưng không biết tội phạm đó xảy ra ở đâu, khi nào.

Ví dụ: Bán hộ một người bạn một chiếc xe gắn máy dù biết rõ là xe này là do người bạn trộm cắp mà có.

– Đây là cơ sở giúp chúng ta phân biệt có hay không có đồng phạm với những tội phạm khác.

Điều 323 là tội ghép quy định 2 hành vi khách quan: Chứa chấp tài sản và Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Theo đó hành vi chứa chấp tài sản được thể hiện ở các hành vi như: Nhận cất giữ, cất giấu, bảo quản hoặc cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, cất giấu, bảo quản… tài sản cho người khác mà mình biết rõ tài sản này là do người khác phạm tội mà có.

Ví dụ: Bán hộ một người bạn một chiếc xe gắn máy dù biết rõ là xe này là do người bạn trộm cắp mà có.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.Đ

Thực tiễn trong công tác xét xử cho thấy trường hợp người có hành vi thường xuyên chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trở thành cơ sở thường xuyên cung cấp tiền của, lương thực,…cho bọn tội phạm và tạo các điều kiện khác để bọn tội phạm hoạt động hoặc khích lệ, cổ vũ bọn tội phạm hoạt động thì cũng bị coi là đồng phạm với vai trò là người giúp sức.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý; có nghĩa người phạm tội phải biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn chứa chấp hoặc tiêu thụ. Trường hợp người chứa chấp hoặc tiêu thụ không thể biết được tài sản đó là do người khác phạm tội mà có thì không phạm tội này.

Việc người phạm tội phải “Biết rõ” tài sản là do người khác phạm tội mà có” được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Thông tư 09), theo đó: “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.”.

Ngoài ra, cũng theo Thông tư 09 xác định “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: Tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: Xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

Như vậy, từ những vấn đề phân tích nêu trên chúng ta thấy, tội “Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” có một số đặc trưng sau:

Một là, về thời điểm nhận chứa chấp, tiêu thụ; người chứa chấp, tiêu thụ không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản; có nghĩa người nhận chứa chấp, tiêu thụ tài sản sau khi hành vi phạm tội của ngươi có tài sản đem chứa chấp, tiên thụ đã hoàn thành. Bởi vì, nếu hứa hẹn trước thì người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản không phạm tội này mà đồng phạm với hành vi phạm tội của người có tài sản đem chứa chấp, tiêu thụ với vai trò là người giúp sức.

Hai là, về nhận thức, người chứa chấp hoặc tiêu thụ phải biết rõ tài sản đó do người khác phạm tội mà có được.

tiêu thụ tài sản phạm tội
tiêu thụ tài sản phạm tội

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

Về hình phạt

Tội phạm này có mức phạt hình sự chia thành 4 khung và có thể có hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:

– Khoản 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khoản 2: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

– Khoản 3: Phạt tù từ 07 năm đến 10 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Khoản 4: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

– Khoản 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp, tài sản phạm tội

Nếu người trộm cắp thực hiện lần đầu và tài sản trộm cắp giá trị dưới 02 triệu đồng thì người tiêu thụ tài sản trộm cắp bị phạt hành chính.

Mức phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có thì bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 15);

– Cầm cố tài sản do trộm cắp do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 11).

Tóm lại, hành vi tiêu thụ tài sản ăn cắp có thể bị phạt hành chính đến 30 triệu đồng, phạt tù đến 15 năm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện về cấu thành tội phạm.

Trên đây là một số quy định về tiêu thụ tài sản phạm tội theo quy định của pháp luật mà Luật Trần và Liên Danh giới thiệu đến quý bạn đọc, nếu có thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139