Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Pháp luật quy định về việc bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài như sau:

Quy định về bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Nhìn chung, với mục đích chung là thúc đẩy tự do hóa, tăng cường khả năng đầu tư, nguyên tắc đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài đã có những tác động nhất định đối với cả nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, mong muốn thực sự của những chủ thể “mang chuông đi đánh xứ người” không chỉ là thu lợi nhuận mà còn là sự tự do sử dụng lợi nhuận như một tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ. Hành vi thể hiện rõ nét nhất quyền tự do định đoạt này là thực hiện việc chuyển lợi nhuận của họ ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Bên cạnh các biện pháp bảo đảm tài sản của các nhà đầu tư, các quốc gia tiếp nhận đầu tư thường thiết kế trong pháp luật đầu tư của mình các quy định bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.

Đối với vấn đề này, nhà nước Việt Nam không cấm nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận của mình ra nước ngoài sau khi họ thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ tài chính với nhà nước tiếp nhận đầu tư như là một sự đáp trả đối với chủ thể đã đã kiến tạo một sân chơi đầu tư cũng như tạo cơ hội và các điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiến hành hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nên trước khi chuyển lợi nhuận của mình ra nước ngoài, nhà đầu tư phải đảm bảo điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: trước đây trong các văn bản Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 1998 hay Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000 đã có quy định về nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận của họ ra nước ngoài.

Mức thuế suất cũng có thể thay đổi nhất định từ 5% số lợi nhuận mà họ định chuyển trong Luật khuyến khích đầu tư năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 1998 cho đến mức 5% hoặc 7% hoặc 10% tùy từng trường hợp theo mức góp vốn vào hợp đồng hợp tác hoặc vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp trong Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, hay mức 3% đến 5% đến 7% theo Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000.

Tuy nhiên, việc đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài một mặt góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, mặt khác cũng thể hiện một bất cập là gây ra tình trạng thuế chồng lên thuế. Bởi lẽ các nhà đầu tư nước ngoài trước khi thu được lợi nhuận họ đã phải nộp một số loại thuế trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…

Vì vậy, quy định về nghĩa vụ nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được coi là một gánh nặng tài chính đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ đó. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng thu hút đầu tư cũng như chỉ số hấp dẫn đầu tư của môi trường Việt Nam có sự giảm cảm xút nhất định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Để khắc phục hạn chế này, từ năm 2005 cho đến nay, nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài không còn được ghi nhận trong pháp luật đầu tư cũng như pháp luật về thuế của Việt Nam. Động thái tích cực này được coi là một nỗ lực đáng ghi nhận của nhà nước Việt Nam trong quá trình xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn.

bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Đối với nhà đầu tư:

– Nguyên tắc này góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Bằng sự đảm bảo này, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do trong việc dịch chuyển tài sản hợp pháp của mình mà không gặp những trở ngại tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.

– Được thỏa mãn nhu cầu tất yếu khi họ tiến hành hoạt động đầu tư: đó là chuyển số lợi nhuận mà họ thu được về đất nước của họ.

– Theo luật Việt Nam, khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư không phải nộp thuế. Quy định này nhằm tránh việc đánh thuế hai lần, vì lợi nhuận mà nhà đầu tư được chuyển là lợi nhuận sau thuế tức là nhà đầu tư đã phải nộp, thuế thu nhập trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Trách nhiệm nộp thuế trong trường hợp này không thuộc về nhà đầu tư mà thuộc về doanh nghiệp nơi nhà đầu tư tham gia đầu tư vốn.

– Nhà đầu tư nước ngoài có thể được đảm bảo một môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, thuận lợi cho việc đầu tư, được đảm bảo về quyền sở hữu tài sản hợp pháp.

Đối với quốc gia nước tiếp nhận đầu tư:

Các biện pháp đảm bảo đầu tư nói chung và đảm bảo việc nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền ra nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong việc làm minh bạch hóa chính sách, hoàn thiện môi trường đầu tư.

Cụ thể hơn, khi tài sản, lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư được đảm bảo quyền sở hữu, được tự do dịch chuyển về nước sở tại, dẫn tới nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc đầu tư vào quốc gia đó. Nhờ vậy, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư phát triển, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

Hòan thiện hệ thống pháp luật: Trong trường hợp Việt Nam, việc quy định nguyên tắc này giúp đảm bảo tính hợp lý của pháp luật Việt Nam trong quy định về việc chống đánh thuế hai lần đối với lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những điểm hạn chế nhất định, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tự do chuyển tiền ra khỏi biên giới, lãnh thổ quốc gia, nếu không có sự kiểm soát, nguyên tắc này có thể bị lạm dụng, để chuyển những khoản tiền không hợp pháp ra nước ngoài, vượt qua sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước dưới hình thức lợi nhuận hoạt động đầu tư. Điều đó xấu đòi hỏi cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, xác minh rõ ràng các khoản tiền mà nhà đầu tư chuyển ra nước ngoài.

Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, uy tín, về bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

Xin giấy phép liên quan đến thẻ cư trú, tạm trú và visa cho người nước ngoài làm việc và công tác tại Việt Nam.

Thay đổi các thông tin liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Mua bán công ty, sáp nhập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Tạm dừng, giải thể: Văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế, hoàn thuế và các nghĩa vụ khác khi làm việc và đầu tư tại Việt Nam.

Tư vấn cho nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Luật Trần và Liên Danh đồng hành hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mỗi giai đoạn riêng lẻ của dự án cũng như trong toàn bộ quá trình đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây

1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, đánh giá những lợi ích và rủi ro cho nhà đầu tư dựa trên hệ thống pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư tại Việt Nam.

2. Tư vấn cho khách hàng về cấu trúc đầu tư thích hợp nhất cho các dự án cụ thể gián tiếp hoặc trực tiếp. Hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập các loại hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

3. Hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá các đối tác và địa điểm kinh doanh tiềm năng, thực hiện việc thẩm tra chi tiết đối với các công ty hoặc tài sản mục tiêu.

4. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát và đưa ra ý kiến về các tài liệu giao dịch.

5. Hỗ trợ trong việc tham gia đàm phán với các đối tác, xây dựng các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam và giám sát toàn bộ quá trình đầu tư và cảnh báo cho khách hàng những rủi ro có thể xảy ra.

6. Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu đãi đầu tư; đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài; đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hồ sơ kê khai thuế, các loại giấy phép con cho những ngành nghề kinh doanh khác nhau, ….

7. Trong suốt quá trình triển khai dự án, tổ chức hoạt động doanh nghiệp, chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ khách hàng trong các công việc: Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hồ sơ nội bộ, hồ sơ lao động, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

8. Đại diện cho doanh nghiệp tham gia thương lượng, đàm phán và tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp, cũng như thực hiện các thủ tục hành chính với các cá nhân / tổ chức có liên quan.

9. Thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất, những văn bản pháp lý, cũng như các chính sách mới của Nhà nước có liên quan hoặc có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

10. Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139