Vùng đất quốc gia là gì, vùng đất của quốc gia bao gồm những gì? Vùng đất là nơi mà con người sinh sống nên luôn có sự đấu tranh để giành được vùng đất của mình. Những vùng đất này được phân chia rõ ràng nhằm bảo vệ những gì của con người sống trên vùng đất đó. Vậy cần hiểu vùng đất của quốc gia là như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Vùng đất quốc gia là gì?
Vùng đất quốc gia là phần lãnh thổ của một nước bao gồm đất liền và các hải đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Vậy nên với vùng đất của một quốc gia sẽ được tính trong khu vực biên giới của quốc gia đó với đất liền, còn với hải đảo thì vùng đất trên đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó không quan trọng gần bờ hay xa bờ.
Vùng đất của quốc gia là một phần lãnh thổ của một nước có được. Vì lãnh thổ của một nước sẽ bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất và vùng trời thuộc quốc gia đó. Trong đó vùng đất là căn cứ xác định các cấu thành còn lại của một nước theo biên giới nước đó. Vậy nên một vùng đất của quốc gia vô cùng quan trọng để bảo vệ những người dân sống trên vùng đất của nước họ.
Với một số nước như Inđônexia là nước được cấu thành từ nhiều đảo với nhau nên vùng đất của nước đó sẽ bao gồm tất cả đảo, quần đảo thuộc chủ quyền nước đó. Còn với nước như Việt Nam thì vùng đất là bao gồm vùng đất liền trong biên giới và các hải đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Quyền của quốc gia với vùng đất quốc gia
Đối với lãnh thổ của một nước theo những nguyên tắc quốc tế thì sẽ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm. Các quốc gia khác không được phép đe doạ, dùng vũ lực xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia khác, không được phép sử dụng lãnh thổ của một quốc gia khi không có sự cho phép. Vậy quyền của quốc gia với vùng đất quốc gia như sau:
Quyền lực của quốc gia với vùng đất của mình: Trên vùng đất của mình thì quốc gia được quyền tài sản, tài phán. Những quyền này là toàn diện tuyệt đối nhưng không được vi phạm những gì luật quốc tế cấm. Hơn nữa những người dân của quốc gia đó sẽ được tự do đi lại, sinh sống, làm việc trên vùng đất của nước mình mà không vi phạm những điều luật cấm.
Quốc gia sẽ được sở hữu toàn bộ vật chất trong vùng đất quốc gia: Những gì nằm trong biên giới đất liền quốc gia, hải đảo thì đều thuộc quyền sở hữu nước đó. Quyền này đảm bảo cho sự sở hữu toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó. Người dân sống trên vùng đất quốc gia sẽ được tôn trọng lợi ích sống và những quyền cơ bản của đất nước đó.
Vùng đất quốc gia là một phần trong lãnh thổ quốc gia nhưng mang lại cho quốc gia một bề mặt đất, môi trường tự nhiên như không khí, thực vật, động vật, thời tiết để con người sinh sống. Vì thế bảo vệ vùng đất quốc gia là một điều quan trọng mà tất cả quốc gia trên thế giới luôn đặt lên vị trí hàng đầu.
Quy định về vùng đất và vùng lòng đất của quốc gia
Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng lãnh thổ này. Mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất của quốc gia đều được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc gia. Do đó, quy định về vùng đất và vùng lòng đất của quốc gia được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của quốc gia.
Luật Khoáng sản năm 2010 có quy định về khai thác tài nguyên, nguyên tắc được áp dụng như sau:
“Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.”
Các hành vi bị cấm trong khai thác khoáng sản
Các hành vi bị cấm trong khai thác khoáng sản được quy định như sau:
“1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.”
Nguyên tắc hoạt động của khoáng sản
Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
Chiến lược khoáng sản
Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể quốc gia;
b) Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí;
c) Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế – xã hội;
d) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.
Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;
b) Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;
c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.
Chiến lược khoáng sản được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản.
Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
c) Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
d) Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương.
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Tiến hành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chuyển ra ngoài khu vực điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu để phân tích, thử nghiệm theo đề án đã được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện;
b) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
c) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản; không được tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên khác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
đ) Trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
e) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ; nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trên đây là những phân tích của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh về câu hỏi vùng đất của quốc gia bao gồm. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết hữu ích của Luật Trần và Liên Danh.