Tư vấn tranh chấp đất đai

tư vấn tranh chấp đất đai

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai: là dịch vụ tư vấn trực tuyến qua số điện thoại của Luật Trần và Liên Danh giải quyết các vấn đề về tranh chấp đất đai tại TÒA ÁN, khởi kiện, thu hồi, thủ tục tố tụng, tranh tụng, hòa giải về quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã, huyện, tỉnh hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai là người am hiểu pháp luật ĐẤT ĐAI sẽ trực tiếp tham vấn và hướng dẫn giải quyết các trường hợp của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời và chuyên nghiệp nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho khách hàng.

Tại sao cần được giải quyết tranh chấp đất đai?

Nhằm hạn chế tình trạng những tranh chấp khi đưa ra giải quyết đã đi đến giai đoạn khó khăn, phức tạp, tốn nhiều công sức, tiền của, gây bất lợi đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất thì tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động thiết yếu nhằm tạo ra hành lang pháp lý an toàn trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời TỐI GIẢN các thủ tục giải quyết tranh chấp, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của.

Cụ thể, tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai giúp quý khách hiểu được cơ bản các vấn đề sau:

Phân biệt được thế nào là “tranh chấp đất đai” và các “tranh chấp liên quan đến đất đai”.

Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra như thế nào?

Thủ tục hòa giải có bắt buộc không?

Giải quyết tranh chấp tại UBND và Tòa án diễn ra như thế nào?

Hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào?

Thủ tục khiếu nại, khiếu kiện ra sao?

Thời hạn, thời hiệu giải quyết tranh chấp trong bao lâu?

Nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất

Về đất giáp ranh giữa hàng xóm, họ hàng liền kề nhau

Về địa giới hành chính giữa hai địa phương, thôn, xóm với nhau

Đòi lại đất đã cho mượn, ở nhờ

Đòi lại đất khai hoang

Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo lãnh quyền sử dụng đất

Tranh chấp đòi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của Nhà nước

Tranh chấp về việc xác định mục đích sử dụng đất trong quá trình quy hoạch của nhà nước

Tư vấn giải quyết tranh chấp khác liên quan đến đất đai

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai cha mẹ, ông bà để lại cho con, cháu.

Tranh chấp phân chia tài sản là đất đai sau ly hôn

Tranh chấp phân chia tài sản chung là đất đai của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức

Tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay không có công chứng chứng thực

Tranh chấp khi đất không có SỔ ĐỎ

Tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt

Tranh chấp liên quan đến đất rừng, đất lâm nghiệp

tư vấn tranh chấp đất đai
tư vấn tranh chấp đất đai

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã.

Thủ tục KHỞI KIỆN tranh chấp đất đai tại Tòa án; thủ tục yêu cầu ủy ban các cấp giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục khiếu kiện, khiếu nại quyết định hành chính về đất đai.

Tư vấn về tranh chấp đất đai theo luật đất đai?

Thưa luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi một số kiến thức về luật đất đai như sau:

Phân loại tranh chấp đất đai?

Vai trò, ý nghĩa của tranh chấp đất đai? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Việc giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 và 203 Luật Đất đai 2013, theo đó, tranh chấp đất đai có nhiều loại, pháp luật hiện hành không quy định rõ về vấn đề này, không phân thành bao nhiêu loại, do đó, chúng tôi không thể tư vấn chi tiết cho bạn được, tùy từng quan điểm của từng người thì sẽ có sự phân loại tranh chấp đất đai khác nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế, tranh chấp đất đai có nhiều dạng khác nhau. Nhưng nhìn chung, tranh chấp đất đai được chia thành các dạng như sau:

– Tranh chấp quyền sử dụng đất: Là tranh chấp giữa các bên về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất đó.

Thường gồm những dạng nhỏ, như tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, ly hôn; tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn, cho thuê…

– Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: thường xảy ra giữa các chủ thể có các giao dịch nhất định về đất, như bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: là tranh chấp trong việc xác định mục đích sử dụng đất là gì, thường phát sinh do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích đất được giao, cho thuê.

Về vai trò và ý nghĩa của việc tranh chấp đất đai:

Hiện nay, tranh chấp đất đai là những vụ việc không hiếm gặp trong việc giải quyết các vấn đề hành chính, tố tụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung, tranh chấp đất đai có ý nghĩa như sau:

– Xác định chính xác các yếu tố liên quan đến diện tích đất đang bị tranh chấp (ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan…).

– Thông qua việc xác định các yếu tố trên, cơ quan có thẩm quyền có thể biết được tình trạng đất đai hiện tại, có cách giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật đất đai. Từ đó giải quyết được việc tranh chấp đất đai giữa các chủ thể.

– Qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan có thẩm quyền và Nhà nước có thể thấy được những vướng mắc, bất cập trong chính sách đất đai hiện hành, dẫn đến tranh các tranh chấp trên thực tế.

Ví dụ như việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa triệt để, nhiều diện tích đất được quy hoạch nhưng chưa tiến hành thực hiện dự án, gây hiện tượng quy hoạch treo; hoặc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư còn chưa thỏa đáng, dẫn đến người dân khiếu kiện, đòi giữ đất…

– Từ việc giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước có chính sách điều chỉnh quy định pháp luật đất đai phù hợp với thực tế, nhằm hạn chế các tranh chấp về đất đai.

Từ đó xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật đất đai đồng bộ, hiệu quả; không chỉ riêng luật đất đai mà còn cả các quy định liên quan như giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, giải quyết việc bồi thường, giải phóng mặt bằng…

Tư vấn giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa anh em trong gia đình?

Kính chào luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn và giải quyết giúp tôi vấn đề như sau: Ông bà nội đã mất không để lại di chúc và sau này ba tôi và cô tôi cũng mất và không có di chúc, hiện tại anh em chúng tôi đang ở trên phần đất đó.

Vì vậy, anh em họp mặt gia đình trong đó có con trai của người cô và anh em tôi cùng thống nhất cho anh tôi đứng tên chủ quyền đất của ông bà để lại và được UBND địa phương xác nhận vào đơn.

Sau một thời gian anh tôi lấy biên bản họp gia đình đi đăng ký quyền sử dụng đất trên, thì lúc này con của người cô tôi làm đơn ngăn chặn anh tôi đăng ký quyền sử dụng đất.

Vậy theo luật sư việc ngăn chặn trên có hợp pháp không, và biên bản hợp gia đình trước đây có còn giá trị không? Nếu anh tôi muốn đăng ký quyền sử dụng đất thì phải làm như thế nào? Trình tự thủ tục ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vì ông bà bạn mất không để lại di chúc nên theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 di sản của ông bà sẽ được chia theo pháp luật và người có quyền hưởng thừa kế là bố bạn, cô bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác (nếu có).

Và vì sau đó, bố bạn và cô bạn cũng mất mà không để lại di chúc nên di sản của họ (chỉ nói đến phần di sản mà bố bạn và cô bạn được hưởng thừa kế từ ông bà) cũng được chia theo pháp luật và người được hưởng thừa kế bao gồm: mẹ bạn, anh em bạn, chồng cô bạn, con cô bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác của bố bạn, cô bạn (nếu có).

Tại Điều 57 Luật công chứng 2014 có quy định như sau:

– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

– Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

– Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có quy định:

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

Chứng thực di chúc;

Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

Như vậy, trong trường hợp này những người có quyền hưởng di sản của ông bà bạn để lại phải lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng hoặc chứng thực chứ không phải là biên bản họp gia đình như bạn trình bày.

Do đó, biên bản họp gia đình của gia đình bạn không có giá trị pháp lý. Và vì thế, việc người con của cô bạn không đồng ý cho bạn đăng ký quyền sử dụng đất đối với mảnh đất ông bà để lại là có căn cứ và hợp pháp.

Đối với phần đất của ông bà để lại, bạn không có quyền đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất này khi chưa được sự đồng ý của các đồng thừa kế khác.

Trong trường hợp này, nếu bạn muốn đứng tên mình trên mảnh đất đó thì phải lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản trong đó có thỏa thuận ghi rõ bạn được các đồng thừa kế khác tặng cho toàn bộ di sản phần họ được hưởng và văn bản này phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung cung cấp dịch vụ tư vấn tranh chấp đất đai của Luật Trần và Liên Danh.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hoặc yêu cầu Dịch vụ luật sư tư vấn luật Đất đai, vui lòng liên hệ Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ pháp lý kịp thời.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139