Sử dụng rượu bia tham gia giao thông là điều không hiếm gặp tại Việt Nam. Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động gây nên tai nạn giao thông hiện nay. Vậy nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
…
Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
…
Đồng thời căn cứ tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với nồng độ cồn là:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, có thể hiểu theo quy định của pháp luật thì không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tức là, chỉ cần khi thực hiện đo nồng độ cồn của người lái xe tham gia giao thông phát hiện ra có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Có nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô bị giam bằng bao lâu?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị thay thế một số nội dung bởi điểm c khoản 34, bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, khi điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn thì người lái xe có thể bị giam bằng từ 10 tháng đến 02 năm tùy theo nồng độ cồn đo được.
Có nồng độ cồn khi điều khiển xe máy bị giam bằng bao lâu?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị bãi bỏ một số nội dung bởi điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy đình về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, người có nồng độ cồn điều khiển xe máy tham gia giao thông có thể bị giam bằng từ 10 tháng đến 02 năm tùy theo nồng độ cồn đo được.
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền ?
Thưa Luật sư, tôi đi xe máy, tôi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông. Vậy thưa luật sư hành vi này của tôi bị phạt bao nhiêu tiền ?
Luật sư tư vấn:
Như bạn có trình bày ở trên thì bạn đã không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, theo đó hành vi này của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP và Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo quy định trên thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, ngoài hình phạt chính bạn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điểm d Khoản 12 điều này như sau:
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;
Sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ chạy xử phạt như thế nào?
Về phần lỗi trong vụ việc này: cho dù là lỗi hỗn hợp hay lỗi từ phía bên đi xe mô tô thì người điều khiển xe mô tô cũng sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn.
Các khoản bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015, Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, nếu trường hợp gia đình bạn có thể làm thủ tục đưa mẹ bạn đi giám định thương tật, và gửi đơn lên cơ quan công an quận/huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông để làm thủ tục tố cáo tội phạm hình sự khi thỏa mãn tỷ lệ thương tật là 61% trở lên theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại điều 260 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Nồng độ cồn vượt quá vượt quá 0,25 miligam thì phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP các mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm nồng độ cồn “lái xe khi đã uống rượu, bia” như sau:
Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở đi ô tô bị phạt từ 06 đến 08 triệu đồng, xe máy bị phạt từ 02-03 triệu đồng, đi xe đạp, xe đạp điện bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng. Đồng thời người điều khiển xe máy, ô tô còn bị Tước Bằng từ 10 – 12 tháng.
Thực tế, việc căn cứ vào nồng độ cồn trong máu để ra mức quy định vi phạm an toàn giao thông không là vấn đề mới trên thế giới. Nhiều quốc gia đã áp dụng vấn đề này với các mốc tính và cách tính khác nhau.
Điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép gây tai nạn bồi thường như thế nào?
Với thông tin bạn cung cấp, có thể thấy mặc dù bạn có uống rượu và nồng độ cồn trong máu của bạn vượt ngưỡng cho phép khi tham gia giao thông nhưng nguyên nhân của vụ việc không do bạn say rượu gây ra do bạn vẫn làm chủ được tốc độ và đi đúng phần đường của mình.
Vậy cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là gì và xem kết luận của cơ quan điều tra như thế nào, Ví dụ trong trường hợp đó người phụ nữ kia sang đường có bật xi nhan hay không, sang đường một cách đột ngột hay sang từ từ. Nếu họ đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật khi sang đường thì bạn có thể đã mắc lỗi không quan sát giả sử họ sang đường đột ngột và không có tín hiệu báo trước thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường do đã xác định được lỗi trong trường hợp này là thuộc về người kia. Mức bồi thường được quy định tại điều 590 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm các chi phí cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe, viện phí, thuốc thang, thu nhập thực tế bị mất …
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc nồng độ cồn cho phép là bao nhiêu? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.