Chia tài sản khi ly hôn cho con

chia tài sản khi ly hôn cho con

Một trong những vấn đề gây tranh cãi khi ly hôn đó chính là vấn đề chia tài sản. Khi đó, nhiều người có thắc mắc về việc chia tài sản cho con cái khi bố mẹ ly hôn được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến quan hệ chia tài sản khi ly hôn cho con.

Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

“Những thu thập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự… trong thời kỳ hôn nhân.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

Trường hợp tài sản chung vợ chồng phải đăng ký:

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất…), song cũng không phải trong mọi trường hợp.

Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải…).

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng)…

Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ chồng

–  Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

Ngoài ra: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng…”

Theo đó mỗi bên vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

– Căn cứ nguồn gốc xác lập tài sản riêng của vợ, chồng, chia tài sản khi ly hôn cho con:

+ Đối với căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của mỗi bên; trừ trường hợp sự thỏa thuận đó là căn cứ rõ ràng là nhằm tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng đối với người khác.

+ Đối với tài sản mà vợ, chồng được hưởng do cùng hàng thừa kế theo pháp luật về nguyên tắc thuộc tài sản riêng của vợ chồng chỉ được cô là tài sản chung khi vợ chồng có thảo thuận.

+ Đối với những đồ nữ trang trong ngày cưới mà cha mẹ cho con (vàng, kim khí quý…) thì cần xác định theo nguyên tắc: nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì đó là tài sản riêng, nếu bố mệ tuyên bố cho chung cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung.

Những quy định về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự tôn trọng quyền sở hữu cá nhân của công dân nói chung và vợ chồng nói riêng; tôn trọng sự độc lập của vợ chồng trong việc tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác ngoài hôn nhân và gia đình đồng thời khẳng định một cách nhất quán trong việc tiếp cận về bình đẳng giới xét về cả mặt lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận pháp luạt trong cuộc sống.

chia tài sản khi ly hôn cho con
chia tài sản khi ly hôn cho con

Khi ly hôn tài sản chung vợ chồng được chia đôi?

Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay quy định khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền gửi yêu cầu đến Tòa án.

Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc một trong hai bên yêu cầu đơn phương chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Theo đó, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng cũng chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kéo theo đó là các vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con, phân chia tài sản chung vợ chồng…

Riêng vấn đề tài sản chung vợ chồng, khi ly hôn sẽ được phân chia theo hai hướng:

Thuận tình ly hôn: Hai vợ chồng cùng đi đến quyết định ly hôn và tự thỏa thuận về phân chia tài sản chung hợp pháp thì Tòa án sẽ công nhận kết quả thỏa thuận của hai người;

Đơn phương ly hôn: Khi một trong hai bên không thể thống nhất chia tài sản chung thì Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia đôi bởi khi tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, vợ chồng bình đẳng với nhau. Dù vậy, Tòa vẫn quyết định dựa trên các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình, vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…

Ngoài ra, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng thì Tòa án còn căn cứ vào nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, không phải bất cứ khi nào ly hôn cũng phải chia đôi tài sản. Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận; khi không thỏa thuận được thì căn cứ vào nhiều nguyên nhân tài sản có thể được chia đôi.

Khi cha mẹ ly hôn phải chia tài sản của mình cho con?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 ngày 06/01/2016, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề liên quan trong đó có việc phân chia tài sản. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ gửi yêu cầu nhờ Tòa án xem xét, quyết định.

Trong đó, nếu vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn thì tài sản của vợ chồng được chia theo nguyên tắc:

– Không xác định được tài sản riêng của các thành viên trong gia đình thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển;

– Nếu có thể xác định được thì khi ly hôn, tách phần tài sản chung của vợ chồng ra khỏi khối tài sản chung của gia đình để chia theo nguyên tắc chia đôi đã nêu ở trên.

Như vậy, việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn chỉ phân chia phần tài sản của riêng vợ chồng mà không liên quan đến con cái.

Dù vậy, sau khi cha mẹ ly hôn, con cái vẫn có thể được nhận tài sản từ cha mẹ:

– Sau khi ly hôn và phân chia tài sản chung vợ chồng, cha mẹ tặng cho một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho con;

– Khi cha mẹ chết, người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản mà cha mẹ để lại. Lúc này, tài sản đã được chia sau khi ly hôn cũng là một trong những di sản cha mẹ để lại.

Khởi kiện ly hôn và chia tài sản chung được không?

Căn cứ giải quyết ly hôn theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra.

Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về quan hệ chia tài sản khi ly hôn cho con. Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Trần và Liên Danh.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139