Bằng b1 b2 lái xe gì

Thông tư 08 2013 tt ttcp kê khai tài sản

Hiện nay, bằng lái xe B1, B2 là hai loại bằng lái xe ô tô thông dụng tuy nhiên, bằng lái xe B1, B2 có được điều khiển xe tải hay không vẫn là thắc mắc với nhiều người. Vậy bằng b1 b2 lái xe gì?

Bằng lái xe B1 được điều khiển phương tiện nào?

Theo khoản 5, 6 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe thì bằng lái xe B1 được phân làm 2 loại sau đây:

– Bằng lái hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Bằng lái xe B2 được điều khiển phương tiện nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT phân hạng giấy phép lái xe thì bằng lái hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Như vậy, người có bằng lái xe hạng B1, B2 được phép điều khiển phương tiện ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. 

3 loại Giấy phép lái xe hạng B

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B gồm 3 loại: B1 số tự động, B1 và B2. Cụ thể,

– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển các loại xe:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Điểm giống nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Các loại Giấy phép lái xe nêu trên đều có điểm chung sau:

– Điều kiện học và thi bằng lái xe:

+ Phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

+ Đủ 18 tuổi – tính đến ngày dự sát hạch lái xe, đủ sức khỏe, trình độ văn hóa (Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008).

– Loại xe được điều khiển:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (riêng B1 số tự động là xe số tự động), kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Điểm khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Tiêu chí

Bằng B1 số tự động

Bằng B1

Bằng B2

Thời gian đào tạo

476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340)

556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420)

588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)

Loại xe được điều khiển

– Chỉ được điều khiển xe số tự động

– Không được hành nghề lái xe (taxi, taxi tải…)

– Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

– Không được hành nghề lái xe

– Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

– Được hành nghề lái xe

Thời hạn sử dụng

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

10 năm, kể từ ngày cấp

Mỗi bằng lái xe có tính chất khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân mà lựa chọn thi bằng phù hợp. Hiểu được sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2 sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được loại bằng thích hợp. 

Người có bằng lái xe hết hạn có bắt buộc phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành không?

Tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định cấp lại giấy phép lái xe như sau:

Cấp lại giấy phép lái xe

Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

Bằng b1 b2 lái xe gì
bằng b1 b2 lái xe gì

Như vậy, người có bằng lái xe hết hạn bắt buộc phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành nếu bằng lái hết hạn từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn.

Tuy nhiên nếu từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn thì chỉ cần sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

Lưu ý: Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 được sử dụng vô thời hạn, chỉ có các loại bằng lái như B1, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn nên khi hết hạn mới phải thi lại để được cấp lại bằng lái.

Bằng B1 lái xe gì?

Hiện nay, nhiều người vẫn thắc mắc bằng B1 là gì, bằng b1 chạy được xe gì?

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì bằng lái xe B1 được phân làm 2 loại:

– Bằng lái hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Như vậy, có bằng B1 thì tài xế sẽ lái được các loại xe vừa nêu.

Bằng b1 có thời hạn bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

“2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.”

Như vậy, bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi với nam.

Và bằng B1 sẽ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp nếu người lái xe trên 45 tuổi với nữ và 50 tuồi với nam.

Thời hạn đào tạo của bằng B1 là bao lâu?

Theo Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì thời gian đào tạo của bằng B1 như sau:

– Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);

– Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);

Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo bằng B1

Theo khoản 7 ĐIều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo như sau:

**Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Hạng B1

Hạng B2

Hạng C

Học xe số tự động

Học xe số cơ khí

1

Pháp luật giao thông đường bộ

giờ

90

90

90

90

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

8

8

18

18

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

16

16

4

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

giờ

14

14

20

20

5

Kỹ thuật lái xe

giờ

20

20

20

20

6

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

4

4

4

4

7

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

giờ

340

420

420

752

Trong đó

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái

giờ

325

405

405

728

Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)

giờ

15

15

15

24

8

Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

giờ

68

84

84

94

a)

Số giờ thực hành lái xe/01 học viên

giờ

65

81

81

91

Trong đó

Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

giờ

41

41

41

43

Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

giờ

24

40

40

48

b)

Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

giờ

3

3

3

3

9

Số giờ học/01 học viên/khoá đào tạo

giờ

204

220

252

262

10

Tổng số giờ một khoá đào tạo

giờ

476

556

588

920

**Tổng thời gian khóa đào tạo

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Hạng B1

Hạng B2

Hạng C

Học xe số tự động

Học xe số cơ khí

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

ngày

3

4

4

4

2

Số ngày thực học

ngày

59,5

69,5

73,5

115

3

Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng

ngày

14

15

15

21

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

76,5

88,5

92,5

140

**Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái: hạng B1, B2 là 05 học viên và hạng C là 08 học viên.

**Quy định về số km học thực hành lái xe

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Hạng B1

Hạng B2

Hạng C

Học xe số tự động

Học xe số cơ khí

1

Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

km

290

290

290

275

2

Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

km

710

810

810

825

Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên

km

1000

1100

1100

1100

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật Trần và Liên Danh về bằng b1 b2 lái xe gì? Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề khác lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7 để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139