Nền kinh tế càng phát triển là một nền kinh tế thu hút nhiều đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, một số điều kiện về lập công ty FDI rất được các công ty, tổ chức nước ngoài quan tâm. Để thành lập công ty FDI, nhà đầu tư cần lưu ý những gì? Luật Trần và Liên danh sẽ phân tích để bạn hiểu rõ hơn về các quy định và điều kiện để tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa.
Các đặc điểm chính của FDI
FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.
Muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.
Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao.
Để được tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia.
Thông thường, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
Vai trò của FDI
Tác động tích cực của FDI
Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Tác động tiêu cực của FDI
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lơ đi những tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.
Đối với FDI, cũng không tránh được những tác động tiêu cực điển hình như sau:
- Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
- Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
- Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
- Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Những tác động tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Vì thế, nhà nước ta cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm phán và sẵn sàng hợp tác. Mặt khác, siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt đoạt động kinh doanh.
Tất cả nhằm phục vụ và đảm bảo lợi ích, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
Thủ tục tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa
Theo Luật đầu tư 2020, phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành với thủ tục khác nhau:
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Điều kiện: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo các bước sau:
– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:
– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.
Điều kiện để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam
- Không thuộc trường hợp bị hạn chế về:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
- Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
Cách tránh những thủ tục phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI
Sự phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
– Lựa chọn, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài;
– Nguồn vốn để thực hiện dự án;
– Quy mô dự án;
– Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh;
– Pháp luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực đầu tư;
– Hiệp định thương mại giữa quốc gia của nhà đầu tư và Việt Nam; Các công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết.
Các vấn đề này phải theo từng vụ việc chi tiết Luật Trần và Liên danh mới tư vấn rõ được vì phạm vi pháp lý rất rộng đòi hỏi chuyên môn sâu.
Tuy nhiên, với những ngành nghề kinh doanh đơn thuần, vốn đầu tư không quá lớn, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn phương án đầu tư: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sau đó nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp.
Ưu điểm của phương án này ở chỗ thời gian thực hiện nhanh chóng; nhà đầu tư tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa tại Luật Trần và Liên danh
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Luật Trần và Liên danh bao gồm các nội dung sau đây:
– Tư vấn về thủ tục xin giấy phép đầu tư;
– Tư vấn về các điều kiện để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như: tên doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp,…
– Tư vấn về hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh;
– Tư vấn về các thủ tục sau khi mở doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia, đăng ký con dấu, đăng ký chữ ký số và tài khoản ngân hàng, kê khai thuế và đóng thuế,…
– Tư vấn về thủ tục đăng ký mua cổ phần góp vốn và doanh nghiệp Việt Nam;
– Tư vấn về quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đên thủ tục tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa
Khách hàng hỏi: Tôi là người Hàn Quốc chuẩn bị thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tôi đang chưa rõ cá nhân tôi có thực hiện thủ tục đầu tư vào Việt Nam được không hay phải do tổ chức đầu tư vào?
Luật Trần và Liên danh trả lời: Theo quy định của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả cá nhân và tổ chức nên việc thực hiện hoạt động đầu tư là quyền của cả nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức nên việc bạn có đứng với tư cách đầu tư là cá nhân hoặc cũng có thể đứng với tư cách công ty bạn. Nhưng các bạn cần chú ý nếu đứng với tư cách nhà đầu tư là công ty bạn thì cần phải có sự đồng thuận của những người bạn của bạn với tư cách là những người góp vốn cùng bạn trừ khi các bạn có thỏa thuận nào khác hay luật nước bạn quy định khác đồng thời với đó nếu nhà đầu tư là tổ chức thì cần giấy tờ chứng minh tổ chức này đã thành lập hoặc giấy tờ tương đương còn đối với nhà đầu tư là cá nhân thì chỉ cần Hộ chiếu của cá nhân bạn.
Khách hàng hỏi: Giờ tôi muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng tôi dự kiến đầu tư vào công ty này đã được thành lập rồi. Vậy khi tôi thực hiện thủ tục đầu tư có cần phải thành lập một công ty mới không hay có phải làm thủ tục gì khác không để thực hiện được hoạt động kinh doanh?
Luật Trần và Liên danh trả lời: Trong trường hợp này bạn không phải thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nữa mà nếu bạn đã tìm được công ty đã được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam rồi thì bạn chỉ cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn đầu tư vào công ty Việt Nam đã được thành lập rồi. Sau khi thực hiện xong thủ tục xin chấp thuận góp vốn đầu tư xong, bạn thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty.
Khách hàng hỏi: Thực hiện thủ tục tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa thực hiện tại đâu?
Luật Trần và Liên danh trả lời: Thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tùy vào ngành nghề và quy mô dự án đầu tư mà phải thực hiện một bước hay nhiều bước tại những cơ quan khác nhau để có thể hoạt động kinh doanh được chính thức.
– Đối với những dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì căn cứ xem quy mô và lĩnh vực dự án để xác định xem xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quốc hội hay Chính phủ hay UBND cấp tỉnh, thành phố.
– Đối với trường hợp không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải thực xin giấy chứng nhận đầu tư thì cần phải thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng đầu tư- Sở kế hoạch đầu tư
– Trường hợp xin xong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch đầu tư.
– Nếu những ngành nghề có điều kiện thì phải thực hiện xin giấy phép con theo những điều kiện tương ứng quy định theo pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực đó.
Trên đây là bài viết về tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.