Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt đối với nhà đầu tư là một công ty FDI thì có thể đầu tư theo một trong các hình thức: Đầu tư thành lập công ty FDI, Liên doanh với nhà đầu tư trong nước, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh… Trên thực tế, một trong những hình thức đầu tư mà công ty nước ngoài thường lựa chọn đó là lập công ty FDI tại Việt Nam. Để quý khách hàng hiểu hơn về thủ tục này, Luật Trần và Liên danh xin tư vấn trong bài viết sau đây về tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh.
Các loại hình đầu tư FDI
Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có được quyền biểu quyết của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thông qua bất kỳ phương pháp nào sau đây như: bằng cách kết hợp một công ty con hoặc công ty thuộc sở hữu hoàn toàn ở bất cứ đâu, bằng cách mua cổ phần trong một doanh nghiệp liên kết, thông qua sáp nhập hoặc mua lại một doanh nghiệp không liên quan hoặc tham gia vào một liên doanh cổ phần với một nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp khác.
Thông qua các phương pháp, nhà đầu tư có thể lựa chọn các loại hình thức đầu tư phù hợp như:
Hình thức đầu tư Horizontal FDI
Horizontal FDI hay được hiểu là hình thức đầu tư theo chiều ngang. FDI theo chiều ngang phát sinh khi một công ty nhân đôi các hoạt động tại nước sở tại ở cùng giai đoạn chuỗi giá trị ở một nước sở tại thông qua FDI.
Hình thức đầu tư Platform FDI
Hình thức đầu tư Platform FDI hay được hiểu là hình thức đầu tư nền tảng. Nền tảng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một quốc gia nguồn vào một quốc gia đích cho mục đích xuất khẩu sang một nước thứ ba.
Hình thức đầu tư Vertical FDI
Hình thức đầu tư Vertical FDI hay được hiểu là hình thức đầu tư theo chiều dọc. Hình thức FDI theo chiều dọc này diễn ra khi một doanh nghiệp thông qua FDI di chuyển ngược dòng hoặc xuôi dòng trong các chuỗi giá trị khác nhau, tức là khi các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị theo từng giai đoạn theo chiều dọc ở nước sở tại.
Các cơ quan xúc tiến đầu tư của chính phủ (IPA) sử dụng các chiến lược tiếp thị khác nhau được truyền cảm hứng từ khu vực tư nhân để cố gắng và thu hút vốn đầu tư vào nước ngoài, bao gồm cả tiếp thị diaspora để lôi kéo sự đầu tư dưới mọi hình thức từ các nhà đầu tư ngoài nước, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Ngoài ra các mỗi nước sẽ có những hình thức khuyến khích để kích thích sự đầu tư của các nước chủ đầu bằng một số hình thức ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có các hình thức như:
– Thuế doanh nghiệp thấp và thuế suất thuế thu nhập cá nhân.
– Ngày lễ thuế
– Các loại nhượng bộ thuế khác
– Thuế quan ưu đãi
– Đặc khu kinh tế
– EPZ – Khu chế xuất
– Kho ngoại quan
– Maquiladoras
– Trợ cấp tài chính đầu tư
– Đất miễn phí hoặc trợ cấp đất
– Di dời và trục xuất
– Trợ cấp hạ tầng
– Hỗ trợ R & D
– Năng lượng
– Xúc phạm từ các quy định (thường cho các dự án rất lớn)
– Bằng cách loại trừ đầu tư nội bộ để có được lợi nhuận hạ nguồn.
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Điều kiện: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo các bước sau:
– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:
– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.
Căn cứ pháp lý về việc thành lập công ty FDI tại Việt Nam
Biểu cam kết WTO,
Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Đối tượng áp dụng về việc thành lập công ty có vốn nước nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
– Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;
– Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
– Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
– Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
– Quy định đối với công ty FDI đã thành lập trước ngày 01/07/2015: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Lưu ý: Năm 2021, đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty (tức công ty liên doanh giữa bên Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài) thì phương án tối ưu và giảm thiểu thủ tục nên thực hiện theo trình tự như sau:
– Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;
– Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề có điều kiện;
– Bước 3: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài hay còn gọi là thủ tục người nước ngoài đăng ký mua phần vốn góp;
– Bước 4: Xin giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ(Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa).
Đối với phương án này Công ty FDI dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Cụ thể:
+ Thủ tục thay đổi đơn giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu,…thực hiện thủ tục giống như doanh nghiệp Việt Nam;
+ Không phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đầu tư,…;
+ Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
Quy trình thực hiện:
– Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
– Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
– Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ Nhà đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư bao gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Dịch vụ của Luật Trần và Liên danh liên quan đến tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh
Với hệ thống văn phòng luật chuyên nghiệp toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, Luật Trần và Liên danh tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Luật Trần và Liên danh sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ liên quan đến thành lập công ty FDI bao những nội dung cụ thể như:
Tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh bao gồm:
- Tư vấn các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- Tư vấn về điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài.
- Tư vấn các bước thành lập công ty vốn nước ngoài bao gồm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra, Luật Trần và Liên danh hỗ trợ tư vấn cho khách hàng những nội dung khác liên quan như lựa chọn địa điểm đầu tư, chế độ báo cáo giám sát định kỳ sau khi lập dự án, chế độ kê khai thuế, chế độ kế toán,… ngoài ra đồng hành pháp lý cùng khách hàng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cung cấp các dịch vụ pháp lý trong quá trình điều hành hoạt động doanh nghiệp.
Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty FDI, soạn thảo các văn bản pháp ly theo quy định của Luật đầu tư 2020, bao gồm các nội dung như:
- Chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu pháp nhân, Giấy phép kinh doanh.
- Nghiên cứu, xem xét hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Đại diện cho khách hàng khi thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập công ty FDI; thay mặt nhà đầu tư làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là bài viết về tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.