Công chứng chứng minh thư

công chứng chứng minh thư

Việc bạn biết trước được việc cần chuẩn bị những thủ tục gì trước khi đi công chứng, sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn trong công việc, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, công chứng viên làm giấy tờ cho bạn cũng sẽ tiết kiệm thời gian nhiều hơn, và làm được nhiều giấy tờ hơn cho nhiều người khác nữa.

Việc bạn biết trước được việc cần chuẩn bị những thủ tục gì trước khi đi công chứng, sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn trong công việc, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, công chứng viên làm giấy tờ cho bạn cũng sẽ tiết kiệm thời gian nhiều hơn, và làm được nhiều giấy tờ hơn cho nhiều người khác nữa.

Vậy, khi đi công chứng chứng minh thư cần gì? Hôm nay, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé!

Công chứng CMND cần gì?

Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được quy định tại Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Và được thể hiện như sau: 

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao.

Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:

Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Lưu ý:

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Giấy tờ cần chuẩn bị khi đi công chứng cmnd

Khi đi công chứng cmnd, thủ tục này khá đơn giản do đó chỉ cần đem theo chứng minh nhân dân bản gốc. Tùy vào nhu cầu mà quý vị có thể photo cmnd từ trước để việc công chứng tiến hành nhanh chóng.

Thủ tục công chứng cmnd như sau:

Bước 1:

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

Bước 2:

Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:

Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Bước 3: Đóng phí công chứng và nhận kết quả.

Xin chứng thực bản sao chứng minh nhân dân ở đâu ?

Chào Luật sư Hiện tại mình đang học tập và làm việc tại Hà Nội nhưng chưa nhập hộ khẩu Hà Nội (hộ khẩu vẫn ở nơi khác) thì có được xin công chứng chứng minh thư,… tại Hà Nội không ạ? Nếu được thì có thể xin ở đâu ạ?

Mình xin cảm ơn

Luật sư tư vấn:

Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính được quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

công chứng chứng minh thư
công chứng chứng minh thư

b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).

Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.”

Như vậy, bạn có thể chứng thực bản sao chứng minh nhân dân tại bất kỳ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cấp xã) nào trên lãnh thổ Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi cấp chứng minh nhân dân trước đây.

Thủ tục làm giấy chứng minh nhân dân phải làm như thế nào ?

Em tên thanh. Năm nay được 20 tuổi nhưng lí do vì hồi nhỏ ở quê hậu giang gia đình quá khó khăn nên lên thành phố làm lụng kiếm sống. Nên từ sinh ra đến lớn chưa có làm giấy chứng sinh hay bất cứ giấy tờ nào và bây giờ đây em đã đủ tuổi vị thành niên mà chưa có giấy tùy thân nào. Tại vì ba mẹ em chưa hiểu biết về luật pháp nên không làm.

Nếu như vậy em có cách nào để làm giấy cmnd không cần giấy khai sinh được không ?

Em nhờ luật sư giải đáp giùm emem xin chân thành cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về Chứng minh nhân dân do Bộ Công an ban hành

Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.

Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Theo quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ Về chứng minh nhân dân và Nghị định 170/2007/NĐ-CP người được cấp chứng minh thư nhân dân phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cơ sở để tính tuổi theo ngày, tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu hoặc giấy khai sinh

b) Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam: được hiểu là công dân đó đang sinh sống, làm việc, học tập… tại một địa chỉ xác định trên lãnh thổ Việt Nam

c) Không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân bao gồm:
– Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại giam, nhà tạm giữ.

– Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam.

– Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

– Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác.

Những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân.

d) Chưa được cấp Chứng minh nhân dân theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ và giấy Chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP ngày 09/8/1976 của Hội đồng Chính phủ.

Về trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Đến nộp hồ sơ tại trụ sở Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn làm các công việc sau và viết giấy biên nhận trao cho người nộp:

+ Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân (theo mẫu).

+ Chụp ảnh và in vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc cơ quan Công an thu vân tay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và Chứng minh nhân dân.

– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ) hoặc theo lịch cụ thể của Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bước 3: Nhận Chứng minh nhân dân Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả Chứng minh nhân dân cho người đến nhận kết quả

Về thành phần hồ sơ:

– Sổ hộ khẩu.

– 2 ảnh 3×4 (mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là phụ nữ không để hở ngực)

– Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân theo mẫu CM3 có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn.

Như vậy, để làm chúng minh thư nhân dân, bạn bắt buộc phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương nơi bạn cư trú. Do vậy, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ này để được làm chứng minh thư nhân dân theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ tục công chứng chứng minh thư Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139