Lập công ty FDI tại Tây Ninh

lập công ty FDI tại Tây Ninh

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty FDI là bước khởi đầu giúp nhà đầu tư nước ngoài thiết lập hiện diện thương mại với đầy đủ tư cách pháp nhân để tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về lập công ty FDI tại Tây Ninh trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa về doanh nghiệp FDI

Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:

  1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  2. Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.

Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.

Quả thật, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước nhà trong những năm vừa qua.

Lập công ty FDI tại Tây Ninh cần thực hiện các bước nào?

Việc thành lập công ty FDI có sự khác biệt so với thủ tục thành lập công ty trong nước. Nếu công ty trong nước khi thành lập công ty thì chỉ cần thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp là doanh nghiệp đã có thể đi vào hoạt động được rồi nhưng đối với công ty nước ngoài thì cần thực hiện các bước như sau: 

Bước 1. Xin chấp thuận chủ trương đầu tư khi thành lập công ty FDI

– Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng phải xin nếu thuộc đối tượng phải xin và đây là thủ tục phải làm đầu tiên nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng phải xin chấp thuận. Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ luật đầu tư để xem mình có thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư không. Việc xin chấp thuận đầu tư căn cứ vào từng dự án đầu tư và các trường hợp phải xin dự án đầu tư được quy định rõ trong luật Đầu Tư

– Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hiện nay theo quy định của Luật Đầu tư được xác định gồm:  Quốc hội; Thủ tướng chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Quý vị cần lưu ý là không phải mọi trường hợp khi thành lập công ty FDI đều phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư mà chỉ có những trường hợp như quy định trong luật đầu tư. Nếu nhà đầu tư không thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư bỏ qua bước này để thực hiện bước xin giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xin giấy phép của lĩnh vực chuyên ngành nếu là ngành nghề có điều kiện.

Bước 2. Xin giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty FDI

Những trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty FDI

Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nước ngoài không phải trường hợp nào cũng phải thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ có những trường hợp như sau thì cần phải có giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty FDI. Các trường hợp dưới đây thuộc đối tượng phải xin giấy chứng nhận đầu tư khi thực hiện thủ tục thành lập công ty FDI:

– Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;

– Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;

Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư trong thời hạn

sau đây:

a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các

điều kiện sau đây:

a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật đầu tư;

d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lập công ty FDI tại Tây Ninh

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc

không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đầu tư.

lập công ty FDI tại Tây Ninh
lập công ty FDI tại Tây Ninh

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lập công ty FDI tại Tây Ninh

STT

                                                Đầu mục văn bản

Số lượng

Ghi   chú 

1

 Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

2

Bản gốc

2

Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức, giấy  tờ này là giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi tổ chức đó thành  lập.

2

Bản sao công chứng

3

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

2

Bản gốc

4

 Tài liệu chứng minh năng lực tài chính: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

2

Bản sao công chứng

5

 Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).

2

Bản sao công chứng

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có các thông tin như sau: Tên dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Mã số dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động); Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn và Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn; Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Bước 3. Thủ tục lập công ty FDI tại Tây Ninh sau khi nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi thực hiện xong bước xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư vẫn còn phải thực hiện tiếp một bước nữa là bước thành lập công ty. Về căn bản bước thủ tục thành lập công ty FDI nó cũng giống với thủ tục thành lập công ty trong nước. Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty FDI ở bước này thì trước tiên cần phải lựa chọn được loại hình công ty phù hợp và sau khi lựa chọn được loại hình công ty phù hợp thì nhà đầu tư soạn hồ sơ tương ứng với từng loại hình công ty để nộp lên cơ quan có thẩm quyền.

Bước 4: Xin các loại giấy phép theo điều kiện của lĩnh vực kinh doanh hay đây còn gọi đây là thủ tục xin các loại giấy phép con

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật đầu tư

Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại mục 2  này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại mục 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Tây Ninh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139