Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn

Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn

Thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn ngay sau đây nhé!

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh được hiểu là cơ sở để diễn ra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm việc cơ sở cung cấp tạm thời các hàng hóa và dịch vụ.

Ưu điểm, nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh

Ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ. 

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn so với thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. 

Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh. Thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh rất dễ dàng, nhanh chóng; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.

Nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng. 

Địa điểm kinh doanh phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. 

Địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn – Khi thành lập địa điểm kinh doanh có những yêu cầu gì?

Các doanh nghiệp có ý định thành lập địa điểm kinh doanh cần biết rõ những quy định sau:

Quy định về tên của địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh

Để đáp ứng yêu cầu về nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, quy định đưa ra đã được chỉnh đổi để phù hợp hơn:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

Quy định về phạm vi ngành nghề tại địa điểm kinh doanh

Ngành nghề nào tại địa điểm kinh doanh là do doanh nghiệp quyết định. Do đó, không có quy định nào về phạm vi ngành nghề đối với địa điểm kinh doanh (điều này không thể hiện trong giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh).

Phân biệt địa điểm kinh doanh và chi nhánh

Trong quá trình hoạt động của mình, ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp còn có thể thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh. Mỗi loại hình này sẽ có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh một vài đặc điểm của chi nhánh và địa điểm kinh doanh: 

Đặc điểm

Chi nhánh

Địa điểm kinh doanh

Khái niệm

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. 

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Hoạt động kinh doanh

Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký.

Được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký.

 

Con dấu, giấy phép hoạt động

Có con dấu riêng;

Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Không có dấu riêng;

Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Ký kết hợp đồng;

Xuất hóa đơn

Được phép ký hợp đồng kinh tế.

Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.

Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Mã số thuế

Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Không có mã số thuế riêng.

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Các loại thuế phải nộp

Thuế môn bài

Thuế Giá trị gia tăng

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế môn bài.

 

Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn – Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Bên cạnh thắc mắc về địa điểm kinh doanh là gì thì hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cũng được nhiều độc giả quan tâm.

Tính từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung gồm:

– Mã số doanh nghiệp;

– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

– Tên địa điểm kinh doanh: Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư.

Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.

– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn
Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn

Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn – Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp

* Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

+ Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).

+ Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13giờ đến 17giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).

Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn – Lưu ý về kê khai và nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng khi thành lập địa điểm kinh doanh,

Lưu ý về kê khai và nộp thuế môn bài khi thành lập địa điểm kinh doanh: 

Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ năm đầu thành lập, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.

Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

Như vậy, nếu doanh nghiệp mới thành lập công ty, sau đó thành lập thêm các địa điểm kinh doanh cùng năm thì sẽ được miễn lệ phí môn bài cho công ty và địa điểm kinh doanh được thành lập trong năm. 

Lưu ý về kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng khi thành lập địa điểm kinh doanh: 

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh:

Nếu địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.

Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Nếu địa điểm khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty mẹ

Địa điểm kinh doanh dù phát sinh hay không phát sinh hoạt động kinh doanh đều kê khai và nộp thuế tại công ty mẹ và không cần mua chữ ký số độc lập cho địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh, Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn?

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh:

Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh;

Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh;

Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh;

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh. 

Địa điểm kinh doanh có được phát sinh hoạt động kinh doanh không?

Có. Địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể phát sinh các hoạt động kinh doanh.

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Có thể. Doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh ở các tỉnh khác nhau và khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở chi nhánh. 

Địa điểm kinh doanh có phải kê khai thuế hàng quý không?

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.

Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế không?

Có. Địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài hàng năm là 1.000.000 đồng/năm. Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh thì địa điểm kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.

Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?

Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu.

Trên đây là bài viết Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh: thủ tục, hồ sơ chuẩn của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139