Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì

hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì

Đăng ký địa điểm kinh doanh là quy trình thành lập đơn vị phụ thuộc để triển khai một hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Luật Trần và Liên danh hướng dẫn thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh nhanh theo quy định mới nhất, giải đáp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì để Quý khách hàng tham khảo.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Mã số địa điểm kinh doanh là gì?

Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Như vậy, theo quy định này, mã số địa điểm kinh doanh không phải mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định pháp luật địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được cấp một Giấy chứng nhận: đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng biệt và song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được coi là cơ sở pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho việc thành lập cũng như đi vào hoạt động của địa điểm kinh doanh trên thị trường.

Doanh nghiệp không cung cấp đủ các giấy tờ hợp lệ về địa điểm kinh doanh và đặc biệt là không cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Khi đó hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm pháp lý khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh của địa điểm mình.

Tại sao cần đăng ký địa điểm kinh doanh và khi nào thì cần thành lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.

Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.

Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh được thành lập tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước và độc lập so với trụ sở công ty, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì.

Điều kiện để đăng ký địa điểm kinh doanh

Điều kiện về tên địa điểm kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Điều kiện về địa chỉ địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

Điều kiện về ngành nghề địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh.

Điều kiện về người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Người đại diện công ty cũng có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Hình thức hạch toán của địa điểm kinh doanh

2 hình thức hạch toán phụ và hạch toán độc lập.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì

Bước 1: Tìm hiểu các vấn đề pháp lý

Tìm hiểu các vấn đề pháp lý về việc thành lập địa điểm kinh doanh như: Việc đặt tên địa điểm kinh doanh, về ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh,mức thuế cần đóng, cách thức kê khai thuế để địa điểm đi vào hoạt động.

Bước 2: Tài liệu pháp lý cần chuẩn bị

Bản sao có chứng thực đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ. Giấy tờ chứng minh địa điểm thuê (Khu tầng 1 của các trung cư) được phép hoạt động kinh doanh (Bản sao cấp phép xây dựng).

Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì
hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì

a) Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Nội dung thông báo gồm: Tên doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh; Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Địa chỉ trụ sở chính của Công ty;

– Thông tin của địa điểm kinh doanh dự định thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh ty dự định thành lập: Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng Việt; Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài; Tên địa điểm kinh doanh viết tắt; Địa chỉ trụ sở địa điểm kiinh doanh và Thông tin về số điện thoại, Email, Website, Fax (nếu có).

Chú ý: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Họ, tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin về Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân khác; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Chỗ ở hiện tại của cá nhân; và Chức danh của người đứng đầu Văn phòng đại diện.

– Chi nhánh chủ quản đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty.

– Thông tin đăng ký thuế, bao gồm: Địa chỉ nhận thông báo thuế; Ngày bắt đầu hoạt động; Hình thức hoạch toán; Năm tài chính; Tổng số lao động; Đăng ký xuất nhập khẩu; Thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản kho bạc; Thông tin các loại thuế phải nộp và Nội dung hoạt động chính của địa điểm kinh doanh;

–  Họ và tên, chức danh, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

b) Hợp đồng dịch vụ tư vấn:Trường hợp doanh nghiệp thuê các đơn vị tư vấn thực hiện; nếu là nhân viên công ty đi thực hiện thì chuẩn bị chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu của công ty.

Bước 4: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa củ Sở kế hoạch đầu tư: Hồ sơ được lập thành 01 bộ không viết tay vào các biểu mẫu. Hồ sơ được đánh máy, ký tên đóng dấu đầy đủ. Giấy tờ kèm theo phải có bản sao chứng thực không nộp bản photo copy.

Sau 3 ngày chuyên viên tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bồ sung hồ sơ. Doanh nghiệp sửa theo thông báo và bổ sung hồ sơ để chuyên viên có cơ sở thẩm xét tiếp.

– Hồ sơ nộp theo hình thức online: Hồ sơ được chuẩn bị như đối với hồ sơ nộp bản giấy. Sau khi chuẩn bị xong doanh nghiệp scan các chứng từ có định dạng PDF hoặc file ảnh đính kèm tệp tin như hướng dẫn và thực hiện các thao tác lưu hồ sơ.

Hồ sơ được tiếp nhận phân chuyên viên thụ lý. Nếu hồ sơ hợp lệ hệ thống sẽ trả ra thông báo về hồ sơ đã hợp lệ doanh nghiệp in thông báo kèm theo hồ sơ bản cứng nộp lên sở kế hoạch để được cấp Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh.

**Lưu ý: Sau khi nhận Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp kiểm tra đầy đủ các thông tin trên Giấy chứng nhận. Nếu phát hiện có sau sót phải thực hiện công văn yêu cầu hiệu đính gấp để Giấy phép hợp lệ (Trường hợp sai do lỗi cơ quan đăng ký kinh doanh). Thực hiện thủ tục thay đổi các thông tin chưa chính xác (Nếu lỗi do người thực hiện thủ tục thành chính).

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, tư vấn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì tại Luật Trần và Liên danh

Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của Địa điểm kinh doanh.

Soạn thảo Hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục đăng ký hoạt động của Địa điểm kinh doanh.

Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Địa điểm kinh doanh.

Hướng dẫn khách tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện và nộp thuế môn bài cho Địa điểm kinh doanh.

Tư vấn các nội dung khác liên quan đến quá trình hoạt động của Địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại đâu?

Trả lời: Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:

Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;

Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;

Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.

Địa điểm kinh doanh có được phát sinh hoạt động kinh doanh không?

Trả lời: Có, địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được quyền phát sinh hoạt động kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Trả lời: Vì được phát sinh hoạt động kinh doanh nên địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài với mức thuế là: 1.000.000 đồng/năm. Năm đầu thành lập địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài nếu công ty hoặc chi nhánh chủ quản đang được miễn thuế môn bài.

Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?

Trả lời: Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký, sử dụng con dấu.

Trên đây là bài viết tư vấn về hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139