Thủ thuật đọc báo cáo tài chính

thủ thuật đọc báo cáo tài chính

Đọc và phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh hiện tại cũng như triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai là một kỹ năng không thể thiếu giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định mua bán tài sản, đặc biệt là các loại cổ phiếu một cách chính xác.

Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường hoặc chưa có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực kế toán, tài chính thì việc đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp là một việc không hề đơn giản.

Vì vậy, qua bài viết này, Luật Trần và Liên Danh mong muốn chia sẻ những kiến thức căn bản và dễ hiểu nhất giúp các bạn có thể tiếp cận và hiểu được thủ thuật đọc báo cáo tài chính, làm cơ sở cho có các kỹ thuật phân tích về sau.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng biểu, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp hay báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.

Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế bao gồm những gì?

Các tờ khai quyết toán thuế:

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Bộ báo cáo tài chính

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Bảng cân đối tài khoản

Phụ lục đi kèm:

– Thuyết minh BCTC

– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

Nội dung báo cáo tài chính

BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:

–  Tài sản

–  Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

–  Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác

–  Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

–  Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

–  Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị

–  Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:

– Chế độ kế toán áp dụng

–  Hình thức kế toán

–  Nguyên tắc ghi nhận,

–  Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho

–  Phương pháp trích khấu hao tài sản cố đinh

Vai trò của việc đọc báo cáo tài chính

Trước khi nắm được cách đọc báo cáo tài chính, bạn cần “nằm lòng” vai trò của nó. Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với các đối tượng sử dụng và quản lý thông tin kế toán. Cụ thể như sau:

– Đối với chủ doanh nghiệp: Việc đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp có cách quản lý tốt tình hình tài chính, nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục điểm yếu một cách hiệu quả nhất.

– Đối với ngân hàng: Ngân hàng cần đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp để hiểu “sức khỏe” tài chính của họ. Để từ đó, biết cơ cấu vốn, cơ cấu doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và quyết định cho vay.

– Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư quyết định đầu tư vào doanh nghiệp với mục đích là thu lợi nhuận. Chính vì vậy, nhà đầu tư phải tìm hiểu phương pháp đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp để xác định tỷ suất sinh lời, mức độ rủi ro để lựa chọn đầu tư.

– Đối với các cơ quan chức năng: Việc đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp họ phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn sai phạm, đưa ra cách quản lý tốt cho doanh nghiệp.

Cách đọc báo cáo tài chính đơn giản nhất

Xác định phạm vi thời gian của báo cáo

Đầu tiên, bạn cần xác định xem báo cáo này cho biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nào. Khoảng thời gian của báo cáo thường được đề cập ngay trên cùng hoặc trong phần tiêu đề của báo cáo.

Đọc hiểu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp. Trong đó:

– Cách thiết lập bảng cân đối kế toán: Các tài sản sẽ được liệt kê ở bên phải và các khoản nợ ở bên trái.

– Đọc cột tài sản: Tài sản bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư, tài sản cố định và những thứ có giá trị khác thuộc sở hữu của công ty. Tài sản được liệt kê theo thứ tự thanh khoản.

– Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất như tiền mặt được trình bày trước.

– Xem các khoản nợ: Khoản nợ phải trả là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ mà  công ty nợ đơn vị khác. Chúng bao gồm tiền thuê văn phòng, thuê mặt bằng, lương trả cho nhân viên, thuế, thanh toán khoản vay và tiền nợ cho các nhà cung cấp hoặc nhà thầu khác.

– Nợ có 2 loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn là những khoản sẽ được thanh toán trong vòng 1 năm, còn nợ dài hạn sẽ mất hơn 1 năm. Chính vì vậy, khi thực hiện cách đọc báo cáo tài chính bạn cần phải lưu ý đến vấn đề này.

thủ thuật đọc báo cáo tài chính
thủ thuật đọc báo cáo tài chính

Đọc báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho bạn thấy công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong một khoản thời gian nhất định. Đồng thời phản ánh các khoản chi phí được sử dụng để kiếm thêm thu nhập. Cụ thể như sau:

– Đọc dòng trên cùng “doanh số” hoặc “tổng doanh thu”. Việc này phản ánh số tiền mà công ty kiếm được từ việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, trước khi mọi khoản chi phí được khấu trừ.

– Xem xét chi phí hoạt động: Chúng bao gồm những chi phí kinh doanh như: tiền lương, chi phí quảng cáo…

– Lưu ý đường khấu hao: Đường khấu hao phản ánh chi phí của một tài sản trong khoảng thời gian mà công ty có thể sử dụng.

– Kiểm tra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Đây là số tiền mà công ty đã thu về được sau khi trừ các chi phí hoạt động.

– Nhìn vào số tiền lãi đã thu được và đã chi trả: Các khoản này được thêm vào và trừ ra vào tổng lợi nhuận hoạt động.

– Kiểm tra số thuế thu nhập đã được trừ.

– Đọc dòng cuối cùng của báo cáo thu nhập: Dòng này sẽ phản ánh nguồn lời hoặc lỗ ròng.

Đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo về dòng tiền này sẽ cho bạn biết lượng tiền mặt mà công ty có sẵn, đồng thời giúp theo dõi dòng tiền vào và ra khỏi công ty trong khoảng thời gian báo cáo.

– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Phần này giúp phân tích việc sử dụng tiền mặt của công ty nhằm được đạt tình trạng lãi hoặc lỗ ròng.

– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền này bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

– Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Với dòng tiền này sẽ cho biết doanh nghiệp đã thanh toán hoặc mua những tài sản tài chính nào như các khoản nợ ngân hàng. Với cách đọc đọc báo cáo tài chính như trên, bạn sẽ đọc hiểu báo cáo lưu chuyến tiền tệ dễ dàng hơn.

Đọc hiểu thuyết minh báo cáo tài chính

Các chuyên gia kế toán thường cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về các số liệu đã trình bày trong báo cáo tài chính.

Xem thêm các tài liệu hỗ trợ khác nếu có thắc mắc

Bạn có thể tham khảo các tài liệu dự phòng hoặc hỗ trợ có sẵn như biên lai và hóa đơn. Để từ đó giải thích được các giao dịch có trong báo cáo tài chính.

Các mức xử phạt về nộp chậm – lập sai báo cáo tài chính:

* Vi phạm về tài khoản kế toán

Đối với các trường hợp:

– Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán

– Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.

– Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.

Các trường hợp trên sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với 2 trường hợp đầu tiên là mức phạt đối với cá nhân, đối với tập thể có 2 hành vi trên sẽ bị phạt tiền gấp đôi so với cá nhân.

* Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính

Phạt từ 5 đến 10 triệu đồng:

– Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;

– Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán (Đây là mức phạt đối với cá nhân, tập thể sẽ bị phạt tiền gấp đôi so với cá nhân)

Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng:

– Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định

– Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng:

– Không lập báo cáo tài chính theo quy định;

– Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán

– Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Phạt từ 30 đến 40 triệu đồng:

– Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

– Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

– Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Ngoài ra, Phạt từ 5.000.000 – 10.000.000, đối với các trường hợp:

– Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

– Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;

– Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;

– Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các Khoản thu chi tài chính khác; tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của người lao động;

– Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.

– Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài Khoản kế toán;

– Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài Khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài Khoản kế toán trong hệ thống tài Khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.

Phạt từ 10.000.000 – 20.000.000

– Không áp dụng đúng hệ thống tài Khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;

– Không thực hiện đúng hệ thống tài Khoản đã được Bộ Tài chính chấp thuận

Phạt từ 20.000.000 – 30.000.000

– Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

– Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

– Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

– Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

– Cố ý, thoả thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

– Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

– Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ thuật đọc báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139