Trình độ học vấn là gì

trinh do hoc van la gi

Khi bàn luận về trình độ thì không thể không thể nhắc đến cụm từ trình độ học vấn. Vậy định nghĩa về trình độ học vấn là gì? Trình độ học vấn là cụm từ để chỉ mức độ của việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp

Trong một số giấy tờ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc,… thì cách điền thông tin này như thế nào cho đúng?, trình độ học vấn có vai trò như thế nào?. Và khách hàng thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, vậy trình độ chuyên môn được hiểu như thế nào? Sau đây, mời quý vị tham khảo bài viết sau đây của Luật Trần và Liên Danh để hiểu rõ hơn về trình độ học vấn là gì một cách dễ hình dung nhất.

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn là cụm từ để chỉ mức độ của việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp, ví dụ như hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao học,….Đối với mỗi bậc học như thế thì chúng ta có thể gọi là một trình độ.

Học vấn là gì?

Học vấn là những thứ ta tích lũy dần dần lên qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu và học hỏi người khác. Người có trình độ học vấn là người có sự hiểu biết sâu xa. Tùy vào khả năng của mỗi người mà họ có trình độ khác nhau. Sự nghiệp có rộng mở hay không, tương lai có thành công hay không còn tùy thuộc vào trình độ học vấn của người đó.

Trình độ học vấn có vai trò ra sao?

Dựa vào khái niệm trình độ học vấn là gì? đã nêu trên quý vị chắc hẳn cùng hình dung được phần nào về trình độ học vấn có vai trò quan trọng như thế nào?, mời quý vị tham khảo nội dung của phần nội dung sau để hiểu rõ hơn về vai trò:

– Do nội dung của trình độ học vấn thông thường sẽ được viết ở một số CV xin việc hay trong sơ yếu lý lịch,… dó đó qua phần thông tin về nội dung này thì người đọc – đặc biệt là người tuyển dụng có thể xác định được với trình độ đó, cá nhân ứng tuyển có phù hợp với công việc mà cơ quan hay đơn vị đang tìm kiếm hày không?.

Như vậy, trong trường hợp đi xin việc đối với việc để lại một phần ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, góp phần để tăng khả năng được làm việc tại chính đơn vị mà cá nhân xin việc.

– Thông qua trình độ học vấn mà có thể thấy được thông tin liên quan khả năng về các trình độ khác ví dụ như trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,…. Tuy vậy, không phải trường hợp nào có trình độ học vấn thì phải đồng thời có trình độ khác.

Hướng dẫn cách ghi trình độ học vấn của CV xin việc

CV xin việc là một trong những giấy tờ cần thiết quan trong trong khi xin việc của mỗi chúng ta, theo đó khi soạn thảo một CV đối với phần trình độ học vấn sẽ là một điểm gây ấn tượng cho người tuyển dụng. Cho nên, chúng ta cần lưu ý những điểm sau khi viết CV:

– Trong phần trình độ học vấn, chúng ta nên ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ: 12/12

Tiếp đó là ghi những bậc học khác theo thời gian từ gần đây nhất đến xa nhất.

– Đồng thời, trong phần nội dung cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học của bản thân, nếu có nhiều trình độ thì ghi rõ?

– Nêu những chứng chỉ về nghiệp vụ, giải thưởng,…. đạt được . Nhưng cần lưu ý đưa ra chủ yếu những thành tích liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng cần tìm kiếm.

– Ngoài ra, không nhất thiết phải ghi từng cấp học như cấp 1, cấp 2, cấp 3,…nếu cá nhân chỉ học hết lớp 12 thì ghi 12/12

– Cuối cùng, cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ không nên trình bày lan man, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là việc mà cá nhân tiếp thu được qua quá trình đào tạo, qua đó có thể vận dụng kiến thức tiếp thu được trong thực tế để áp dụng cho lĩnh vực hoạt động, ví dụ như trình độ chuyên môn là trung học, tiểu học, đại học, trung cấp hoặc cao học,…

Khi ghi nội dung này, chúng ta có thể ghi kèm về chuyên ngành học như cử nhân ngành Kế toán, cử nhân Luật

Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghe có vẻ tương đồng nhưng trên thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn có nghĩa bao hàm rộng hơn trình độ chuyên môn. Cụ thể, trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong xã hội.

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa hai khái niệm này:

+ Trình độ học vấn thể hiện bậc học cao nhất của một người khi người đó hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân. Còn trình độ chuyên môn là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó.

Trình độ học vấn thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học…Còn trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

trinh do hoc van la gi
trình độ học vấn là gì

Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Như vậy có thể thấy rằng trình độ học vấn có nghĩa rộng hơn, bao quát cả trình độ chuyên môn.

Một số thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Sơ yếu lý lịch ai cũng nên biết

Sơ yếu lý lịch là loại hồ sơ quen thuộc đối với với học sinh, sinh viên và cả người đi làm. Sau đây là một số thuật ngữ thường dùng trong sơ yếu lý lịch nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn.

Quê quán

Nhiều người thường hiểu lầm rằng nguyên quán hay quê quán là nơi mình sinh ra, tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Cụ thể, khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 giải thích:

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Ví dụ: Một người sinh ra ở Hà Nội nhưng có bố sinh ra ở Nghệ An thì người này có thể lấy quê quán là Nghệ An.

Cách xác định quê quán chính xác nhất để ghi vào sơ yếu lý lịch là xem thông tin về quê quán được ghi tại Giấy khai sinh.

Nơi cư trú, tạm trú, thường trú

Nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú là 03 thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong các văn bản, giấy tờ. Căn cứ giải thích từ ngữ tại Điều 2 Luật Cư trú 2014:

– Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Nơi cư trú có thể ghi theo nơi thường trú hoặc nơi tạm trú đều được.

– Nơi thường trú là nơi sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nơi thường trú thì không có thời hạn cư trú.

– Nơi tạm trú là nơi sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc định nghĩa, trình độ học vấn là bậc học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà một người đã theo học.

Trong đó Điều 6 Luật Giáo dục 2019 nêu rõ: Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay gồm:

– Giáo dục mầm non: Giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

– Giáo dục phổ thông: Giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông;

– Giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề khác;

– Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất thì độ học vấn là trình độ hiểu biết do học hỏi mà có. Trên thực tế, có hai yếu tố thường dùng để thể hiện trình độ học vấn của một người trong là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

Văn bản phổ biến nhất yêu cầu ghi trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn phải kể đến là sơ yếu lý lịch. Trong sơ yếu lý lịch, trình độ văn hóa được hiểu là trình độ giáo dục phổ thông, dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông.

Cách ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lí lịch thể hiện một người đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.

Ví dụ ghi trình độ văn hóa:

– Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm);

– Lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn dùng là khả năng, năng lực về một chuyên ngành, lĩnh vực nào đó đã được đào tạo.

Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…

Cách ghi trình độ chuyên môn trong Sơ yếu lý lịch hay hồ Sơ xin việc là trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm bạn khai + chuyên ngành đào tạo.

Ví dụ ghi trình độ chuyên môn: Cử nhân luật, Kỹ sư công nghệ thông tin…

Trên đây, là toàn bộ nội dung mà liên quan đến trình độ học vấn là gì? và các câu trả lời cho vướng mắc : trong một số giấy tờ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc,… thì cách điền thông tin này như thế nào cho đúng? Và khách hàng thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, vậy trình độ chuyên môn là gì?.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139