Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ

Bạn đang muốn mở rộng kinh doanh, đăng ký thêm địa điểm kinh doanh nhưng lại không am hiểu về thủ tục cũng như hồ sơ, thủ tục, các quy định về thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ. Hãy gọi cho chúng tôi Luật Trần và Liên danh – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ giấy phép và nhận được những lợi ích tối ưu nhé! Được nhận định là vùng có khả năng phát triển kinh tế và tiềm năng trong tương lai, các nhà đầu tư đều mong muốn thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Với mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ quý khách hàng ở nội dung trên, trong vài viết dưới đây, Luật Trần và Liên danh xin giới thiệu chi tiết thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ nhanh nhất của mình và đảm bảo hài lòng quý khách!

1. Tại sao nên thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ

Phú Thọ là vùng có khả năng phát triển kinh tế và tiềm năng trong tương lai, các nhà đầu tư đều mong muốn thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Những điểm sáng trong việc thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ khi thành lập mà quý khách hàng nhận được có thể kể đến như:

  • Phú Thọ đã đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội, tạo môi trường ổn định để đầu tư kinh doanh
  • Phú Thọ có hệ thống giao thông thuận lợi, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ; đặc điểm tiểu khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.
  • Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế vùng và là một trong những trung tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đảm bảo tương lai sẽ có nhiều chính sách ưu đãi cho địa điểm kinh doanh được thành lập ở đây

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ

2. Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.

3. Những lưu ý khi tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ

Tuy thủ tục và quy định trong việc thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ đơn giản hơn những hình thức kinh doanh khác, tuy nhiên cần có một số lưu ý sau để tránh xảy ra sai xót:

  • Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp đã đăng ký ngành nghề kinh doanh nào trong hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì địa điểm kinh doanh cũng chỉ được đăng ký trong phạm vi đó mà không được phát sinh thêm ngành nghề nào
  • Địa điểm kinh doanh có trách nhiệm khai thuế khi hoạt động: Chế độ thuế của địa điểm kinh doanh có thể được tồn tại dưới 02 loại hình, đó là hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc nhưng địa điểm kinh doanh phải có trách nhiệm khai, nộp lệ phí môn bài và thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân

Địa điểm kinh doanh có thể giao kết hợp đồng nhưng phải thuộc phạm vi ủy quyền của doanh nghiệp: Địa điểm kinh doanh được thực hiện ký kết hợp đồng và phạm vi ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản hoặc quy định rõ trong quy chế hoạt động của chi nhánh

4. Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Doanh nghiệp thành lập phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

5. Ưu, nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh

– Ưu điểm địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:

+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ.  Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

 + Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.

+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

– Nhược điểm địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.

6. Các yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh có con dấu không

Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là Giám đốc/Tổng giám đốc công ty không?

Giám đốc hoặc người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm người đứng đầu khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty.

– Tên địa điểm kinh doanh

Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

– Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

– Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.

7. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ

7.1. Thành phần hồ sơ

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh
  • Giấy ủy quyền về việc thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty (Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ và nhận kết quả)

Thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm các nội dung sau:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối vớitrường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

7.2. Cơ quan giải quyết và thời hạn xử lý hồ sơ

* Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh

* Thời hạn xử lý hồ sơ:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

– Với trường hợp mà hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh không hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

– Khi nhận Thông báo lập địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

8. Thuế môn bài của địa điểm kinh doanh

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí môn bài sẽ nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

Vậy khi lập địa điểm kinh doanh quý công ty cần phải đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh của mình tại nơi địa điểm kinh doanh có địa chỉ. Cách xác định mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh không giống như xác định bậc thế môn bài của công ty, không căn cứ vào số vốn điều lệ của công ty mẹ. Mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh theo quy định hiện nay là 1.000.000đồng/năm.

9. Dịch vụ về tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ của Công ty Luật Trần và Liên danh?

Đến với Luật Trần và Liên danh chúng tôi, khách hàng sẽ để được tư vấn và sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm tốt nhất. Với đội ngũ chuyên viên đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này nên hồ sơ được soạn chính xác, khả năng đăng ký thành công rất cao, tiết kiệm công sức và thời gian đăng ký. Những ưu điểm khi lựa chọn Luật Trần và Liên danh chúng tôi:

  • Chi phí hợp phí – nhanh chóng – gọn lẹ
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng
  • Tư vấn quy trình thủ tục thành lập Địa điểm kinh doanh 
  • Hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo Mẫu đơn thông báo thành lập Địa điểm kinh doanh theo đúng quy định;
  • Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Chúng tôi rất mong nhận được sự tin tưởng và sự hợp tác từ khách hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật Luật Trần và Liên danh liên quan đến Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Phú Thọ. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139