Nhà đầu tư Hồng Kông được quyền đầu tư theo hình thức thành lập công ty vốn Hồng Kông tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư. Nhà đầu tư Hồng Kông có thể lựa chọn thành lập công ty 100% vốn Hồng Kông hoặc thành lập công ty liên doanh có sự tham gia góp vốn bởi cá nhân, công ty quốc tịch Việt Nam. Công ty vốn Hồng Kông được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dưới đây là thủ tục thành lập công ty có vốn hong kong tại việt nam, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Điều kiện gì? để thành lập công ty vốn Hồng Kông
Trong trường hợp đầu tư kinh doanh ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, tùy vào từng ngành nghề cụ thể mà Nhà đầu tư Hồng Kông có thể cần thỏa mãn các điều kiện đầu tư nhất định sau để đầy đủ điều kiện thành lập công ty vốn Hồng Kông tại Việt Nam:
Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong Công ty cần lập tại Việt Nam;
Điều kiện về hình thức đầu tư;
Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
Điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Để thành lập công ty vốn Hồng Kông tại Việt Nam, các thủ tục cần thực hiện bao gồm:
– Bước 01: Đăng ký dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với một số loại dự án đầu tư lớn và đặc biệt theo quy định của pháp luật, Nhà đầu tư Hồng Kông cần thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Bước 02: Đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tự thông báo mẫu con dấu tròn của công ty, đăng ký kê khai và nộp thuế qua mạng, treo biển hiệu công ty, góp vốn điều lệ và một số công việc cần thiết khác để triển khai hoạt động của Công ty.
Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể, để thành lập công ty vốn Hồng Kông cần phải đảm bảo có đủ điều kiện trước khi triển khai kinh doanh. Các loại điều kiện cầm đảm bảo có thể là một trong các hình thức điều kiện sau: Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ hành nghề, Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, Văn bản xác nhận, các hình thức khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Vì giải pháp, phương án đầu tư tốt nhất, vì cần đảm bảo làm đúng mọi thủ tục, công việc cần thiết ngay từ đầu, cần một hãng luật lớn uy tín tại Việt Nam, hãy liên hệ và hợp tác cùng Luật Trần và Liên Danh. Với hơn 14 năm kinh nghiệm, trụ sở tại Hà Nội, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cộng sự rộng khắp Việt Nam, đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Trần và Liên Danh hân hạnh và sẵn sàng là người bạn đồng hành cùng các Nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư và phát triển tại Việt Nam.
Đến với Luật Trần và Liên Danh, công ty luật đa chuyên môn, các Nhà đầu tư được yêu cầu và thỏa mãn mọi vấn đề pháp lý tại Việt Nam, trong đó:
– Từ khi đầu tư thành lập công ty vốn Hồng Kông: tư vấn hình thức đầu tư, loại hình công ty, tên công ty, địa điểm đầu tư, ngành nghề kinh doanh, đại diện theo pháp luật, quản lý và sử dụng con dấu, cơ chế tổ chức và hoạt động, kê khai và nộp thuế, … ;và đại diện theo ủy quyền thực hiện toàn bộ các thủ tục pháp lý cần thiết, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Trong quá trình hoạt đông: Tư vấn quy chế quản lý nội bộ; Tư vấn đăng ký và bảo hộ thương hiệu; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn điều chỉnh, mở rộng hoạt động kinh doanh; Tư vấn lao động, Giấy phép lao động, Visa, Thẻ tạm trú cho người nước ngoài; Tư vấn thuế và bảo hiểm xã hội; Tư vấn giải quyết tranh chấp, …
– Gói dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên: Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật và phụ trách pháp chế thường xuyên trong quá trình hoạt động và phát triển không ngừng của Nhà đầu tư Hồng Kông và Công ty được thành lập công ty vốn Hồng Kông tại Việt Nam.
Ngoài dịch vụ tư vấn thành lập công ty vốn Hồng Kông tại Việt Nam, Luật Trần và Liên Danh còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý liên quan khác đối với người nước ngoài, công ty vốn nước ngoài, ví dụ như:
(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên
(2) Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh vốn nước ngoài
(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam
(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài
(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài
(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài
(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài
Trình tự, thủ tục thành lập công ty có vốn Hồng Kông tại Việt Nam
Nhà đầu tư HỒNG KÔNG khi thành lập công ty có vốn HỒNG KÔNG tại Việt Nam sẽ thực hiện các Bước cần thiết như sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và các vấn đề pháp lý, thủ tục hành chính
Việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu rõ ràng các vấn đề pháp lý, thủ tục hành chính là điều rất cần thiết và cơ bản để đảm bảo đầu tư đúng mục tiêu, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, tận dụng mọi cơ hội và nguồn lực.
Nhà đầu tư HỒNG KÔNG nên thuê các công ty luật chuyên nghiệp, có các luật sư chuyên môn có thẻ luật sư và giàu kinh nghiệm để tư vấn, đưa ra các khuyến nghị và giải pháp để yên tâm lựa chọn và ra quyết định đầu tư.
Nhà đầu tư HỒNG KÔNG không nên thuê các công ty tư vấn mà không có luật sư chuyên môn để tránh gặp phải sự thiếu sót hoặc không đúng đắn trong tư vấn ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án.
Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện, tài liệu cần thiết
Tùy vào tư cách nhà đầu tư, hình thức đầu tư, loại hình công ty, phạm vi mục tiêu dự án đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư và một số vấn đề đặc thù khác mà Nhà đầu tư HỒNG KÔNG sẽ cần chuẩn bị các điều kiện và tài liệu cần thiết.
Luật sư chuyên môn sẽ tư vấn và hướng dẫn Nhà đầu tư HỒNG KÔNG chuẩn bị đầy đủ và chính xác toàn bộ các điều kiện và tài liệu để việc đăng ký đầu tư suôn sẻ và nhanh chóng nhất.
Bước 3: Thực hiện đăng ký đầu tư dự án có vốn đầu tư HỒNG KÔNG để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Luật sư chuyên môn sẽ tư vấn sẽ tư vấn, soạn thảo toàn bộ các hồ sơ cần thiết và đại diện Nhà đầu tư HỒNG KÔNG để thực hiện đăng ký đầu tư và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thời gian thực hiện đăng ký đầu tư tùy thuộc vào nội dung và phạm vi mục tiêu dự án đầu tư. Nếu mục tiêu dự đầu tư không thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngành nghề chưa được cam kết trong Biểu cam kết WTO của Việt Nam thì thời gian đăng ký đầu tư là khoảng 3 – 5 tuần.
Thủ tục cấp, thẩm, quyền cấp và nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư năm 2020 như sau:
“Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tên dự án đầu tư.
Nhà đầu tư.
Mã số dự án đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có)”.
Bước 4: Thực hiện đăng ký thành lập công ty; làm con dấu cho công ty, con dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật
Luật sư chuyên môn sẽ tư vấn sẽ tư vấn, soạn thảo toàn bộ các hồ sơ cần thiết và đại diện Nhà đầu tư HỒNG KÔNG để thực hiện đăng ký doanh nghiệp và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm con dấu cho công ty, con dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật.
Thời gian thực tế để đăng ký thành lập công ty là khoảng 1 – 2 tuần.
Về hồ sơ đăng ký thành lập công ty và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
“Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 23. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
Ngành, nghề kinh doanh;
Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
Thông tin đăng ký thuế;
Số lượng lao động dự kiến;
Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”.
Bước 5: Thực hiện các công việc cần thiết sau khi thành lập công ty
Sau khi hoàn thành việc thành lập công ty, Luật sư chuyên môn sẽ hướng dẫn Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện sớm các công việc cần thiết sau khi thành lập công ty, trong đó gồm 10 công việc cơ bản sau:
Mở tài khoản vốn đầu tư và các tài khoản thương mại
Thực hiện góp vốn đầu tư của dự án, vốn điều lệ
Mua chữ ký số, kê khai và nộp thuế ban đầu tư
Lựa chọn và chuẩn bị thủ tục sử dụng hóa đơn
Lựa chọn chế độ kế toán và bố trí kiểm toán hằng năm
Quản lý và sử dụng con dấu
Thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo
Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, công đoàn
Xin cấp Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho Nhà quản lý, chuyên gia nếu là người nước ngoài
Treo biển hiệu của công ty
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ tục thành lập công ty có vốn hong kong tại việt nam Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.