Thủ tục ly hôn đơn phương

thủ tục ly hôn đơn phương

Khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng đã trở nên trầm trọng, mục đích của hôn nhân không thể đạt được mà hai bên không thể thống nhất được về các vấn đề liên quan (việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, phân chia tài sản), một trong hai bên có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu ly hôn. Luật Trần và Liên Danh hướng dẫn Quý khách hàng thủ tục đơn phương ly hôn với các nội dung sau:

Ai được gửi đơn ly hôn đơn phương?

Không giống ly hôn thuận tình là có được sự đồng thuận của cả hai bên, ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn.

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) là:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn trong trường hợp có căn cứ về việc cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được do:

– Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình;

– Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng (yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, sống chung với nhau trừ trường hợp có thỏa thuận khác)…

Đặc biệt, khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ nhấn mạnh:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Như vậy, có thể thấy, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hồ sơ đơn phương ly hôn

Đơn khởi kiện (ly hôn đơn phương áp dụng là một vụ kiện dân sự giữa vợ và chồng để giải quyết quan hệ hôn nhân);

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực);

Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);

Nơi nộp hồ sơ đơn phương ly hôn

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (tức người không ký đơn) thụ lý giải quyết. Ví dụ : nếu vợ là người nộp đơn ly hôn đơn phương thì tòa án thụ lý ly hôn là Tòa án cấp quận huyện nơi chồng đăng ký hộ khẩu thường trú.

Tòa án nhân dân cấp tình: nếu quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Quy trình giải quyết vụ án ly hôn đơn phương

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Bên có yêu cầu ly hôn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Thụ lý đơn ly hôn

Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án

Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án sau khi nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án;

Mức tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 4: Tòa án tiến hành hòa giải

Theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử.

Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.

Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 208, 21, 212, 213, 220 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm

Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Theo đó các bên phải có mặt, nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 6: Thi hành án hoặc kháng cáo bản án lên cấp phúc thẩm

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tòa án có thẩm quyền ra bản án sơ thẩm nếu các đương sự không thực hiện thủ tục kháng cáo thì bản án có hiệu lực và được thi hành.

Thời gian giải quyết vụ án đơn phương ly hôn

Thời hạn xét xử trung bình của một vụ án ly hôn là từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thời hạn mở phiên tòa thông thường từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Điều kiện để được quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có ghi nhận việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì vợ chồng bạn sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con.

Một số căn cứ có thể được xem xét đến quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn như:

Điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn;

Đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này;

Điều kiện về kinh tế: thu nhập ổn định để có thể bảo đảm cuộc sống cho con;

Điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác.

Tham khảo ý kiến của con (nếu con đủ 7 tuổi trở lên).

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương thì các đương sự có thể vắng mặt không?

Thủ tục ly hôn đơn phương không thể ủy quyền cho người khác, khi một trong các bên trong vụ án ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ giải quyết theo một trong các trường hợp như sau:

Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

Có người đại diện tham gia phiên tòa.

Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Theo đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt.

Nếu người yêu cầu ly hôn (tức nguyên đơn) vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.

thủ tục ly hôn đơn phương
thủ tục ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương khi 1 bên (vợ hoặc chồng) đang ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài như thế nào?

Khi 1 bên (vợ hoặc chồng) ở nước ngoài, việc ly hôn đơn phương sẽ thực hiện khó khăn hơn khi 1 bên (vợ hoặc chồng) cư trú trong nước. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có quy định để giải quyết các trường hợp này.

Thẩm quyền: thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Khi không có địa chỉ của 1 bên (vợ hoặc chồng) đang ở nước ngoài, theo hướng dẫn của Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao, có thể biết địa chỉ, tin tức từ thân nhân của người này.

Nếu sau hai lần Tòa án yêu cầu mà thân nhân vẫn từ chối cung cấp thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ gửi ngay bản sao bản án/quyết định đến thân nhân bên không ở Việt Nam để chuyển cho người vắng mặt này.

Ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo quy định của BLTTDS 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…

Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng… mà có thể kéo dài hơn.

Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

Trong vụ án ly hôn đơn phương, ngoài yêu cầu về quan hệ hôn nhân, thông thường hai vợ chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. Do đó, theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.

Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên. Trong đó, cao nhất với tài sản trên 04 tỷ đồng thì án phí là 112 triệu đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.

Những lưu ý khi muốn ly hôn đơn phương

Có được ly hôn đơn phương vắng mặt không?

Bởi ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nhưng theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt, Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:

– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

– Có người đại diện tham gia phiên tòa.

– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Trong đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.

Ly hôn đơn phương khi chồng ở nước ngoài

Khi chồng ở nước ngoài, việc ly hôn đơn phương sẽ thực hiện khó khăn hơn khi chồng cư trú trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này, pháp luật vẫn có quy định cụ thể.

Theo đó, khi ly hôn, người chồng đang ở nước ngoài thì người vợ ở trong nước có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khi không có địa chỉ của người chồng đang ở nước ngoài, theo hướng dẫn của Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao, có thể biết địa chỉ, tin tức của người chồng từ thân nhân của người này.

Nếu sau hai lần Tòa án yêu cầu mà thân nhân vẫn từ chối cung cấp thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ gửi ngay bản sao bản án/quyết định đến thân nhân của người chồng để chuyển cho người chồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thủ tục ly hôn đơn phương. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139