Lấy bảo hiểm that nghiệp có ảnh hưởng đến bhxh ko

Lấy bảo hiểm that nghiệp có ảnh hưởng đến bhxh ko

Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không 2023? Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp là những chế độ hỗ trợ người lao động nghỉ việc. Việc lấy bảo hiểm that nghiệp có ảnh hưởng đến bhxh ko? Quý bạn đọc cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013, bao gồm:

– Trợ cấp thất nghiệp.

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

– Hỗ trợ học nghề.

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 45 Luật Việc làm 2013, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013.

– Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

* Đối với người lao động:

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Người lao động theo quy định trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

* Đối với người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không?

Lấy bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến BHXH, BHXH và trợ cấp thất nghiệp là hai chế độ an sinh xã hội khác nhau. Vì:

Các văn bản pháp luật quy định về BHXH không nêu về vấn đề điều chỉnh BHXH khi lấy BHTN.

BHXH và BHTN do 2 quỹ chi trả khác nhau:

– Đối với tiền bảo hiểm thất nghiệp thì bạn sẽ được quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có vai trò để chi trả những khoản chi sau: Chi trả trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp; Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

– Còn đối với tiền bảo hiểm xã hội sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội gồm có: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất.

Quỹ BHXH và quỹ BHTN được hình thành từ các nguồn: Người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Chế độ BHXH và BHTN được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau.

Bảo hiểm thất nghiệp được điều chỉnh chi tiết bởi Luật Việc Làm 2014 và Nghị định 28/2015 NĐ-CP (được SĐBS bởi Nghị định 61/2020 NĐ-CP) còn bảo hiểm xã hội được quy định chi tiết tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 115/2015/NĐ-CP.

=> Chính vì các lí do này mà việc người lao động lấy bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng đến BHXH.

Thủ tục chốt sổ BHXH sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, việc chốt sổ BHXH được thực hiện như sau:

Đối với các trường hợp Đã hưởng hết số tháng hưởng TCTN theo Quyết định hưởng Thất nghiệp (không có vi phạm) thì hệ thống sẽ tự động cắt và bảo lưu quá trình BHTN còn lại. Còn các trường hợp vi phạm, dừng hưởng TCTN… thì cần phải thực hiện chốt lại sổ bảo lưu TN.

Hồ sơ để làm thủ tục chốt sổ cần có:

Sổ BHXH

Quyết định hưởng TN (nếu đã hưởng hết số tháng hưởng được ghi trong Quyết định hưởng TCTN) hoặc Quyết định dừng hưởng TN (nếu bị dừng trong khi chưa hưởng hết số tháng do vi phạm hoặc lý do khác…)

Biên lai nộp tiền phạt (nếu vi phạm hưởng TN như không khai báo có việc làm…)

Biên lai nộp tiền trợ cấp TN bị thu hồi do hưởng sai phải thu hồi.

Bạn cần đến cơ quan BHXH quận, huyện cuối cùng đóng BHXH, BHTN (nếu hưởng TN trong cùng tỉnh đó) hoặc BHXH tỉnh (nếu hưởng TN ở tỉnh khác) để chốt lại sổ, cắt thời gian BHTN đã hưởng, đồng thời chốt sổ bảo lưu số tháng đóng BHTN chưa hưởng.

Lấy bảo hiểm that nghiệp có ảnh hưởng đến bhxh ko
lấy bảo hiểm that nghiệp có ảnh hưởng đến bhxh ko

Nếu không chốt sổ BHXH thì có sao không?

Nếu không chốt lại sổ BHXH thì khi chốt sổ nghỉ việc lần tiếp theo bạn sẽ phải cung cấp Quyết định hưởng Thất nghiệp hoặc quyết định dừng hưởng thất nghiệp… để chốt lại thất nghiệp trước khi chốt sổ nghỉ việc hoặc hưởng BHXH một lần, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian chốt sổ và quyền lợi của bạn.

Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Bên cạnh việc giới hạn thời gian nộp hồ sơ hưởng BHTN thì thời gian nhận BHTN cũng bị giới hạn. Thời hạn lĩnh BHTN là trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày người lao động có quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan BHXH.

Không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng NLĐ không bị mất tiền:

Theo Khoản 6, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP giới hạn thời gian lĩnh bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định”.

Như vậy, trong trường hợp không lĩnh BHTN sau 3 tháng người lao động sẽ không được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp trong đợt nghỉ việc đó. Tuy nhiên, NLĐ sẽ không mất đi khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này mà khoản tiền được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

=> Nếu các bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì hãy làm hồ sơ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động nhé.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.

Trong đó:

Mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP tăng 6% từ 01/7/2022, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022

I

4.680.000 đồng/tháng

II

4.160.000 đồng/tháng

III

3.640.000 đồng/tháng

IV

3.250.000 đồng/tháng

=> Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa bằng:

– 7.450.000 đồng/tháng với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

– Đối với những người không thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

23.400.000 đồng/tháng đối với vùng I

20.800.000 đồng/tháng đối với vùng II

18.200.000 đồng/tháng đối với vùng III

16.250.000 đồng/tháng đối với vùng IV

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa theo lương tối thiểu vùng đã tăng khá nhiều so với quy định trước đó. Đây là một tín hiệu tích cực cho chế độ tiền lương sau hơn hai năm không có quy định tăng lương và cũng là đáp ứng sự chờ mong của đông đảo người lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc lấy bảo hiểm that nghiệp có ảnh hưởng đến bhxh ko? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139