Chứng minh tài chính là thuật ngữ rất quen thuộc mỗi khi bạn làm visa đi du học, thủ tục này nhằm đảm bảo rằng bạn sẽ sống tốt khi sang nước ngoài du học, và cụ thể ở đây là Mỹ, một đất nước với chi phí sinh hoạt, ăn uống khá cao so với người dân Việt Nam. Vậy việc chứng minh tài chính du học Mỹ có khó không? Cần những yêu cầu và điều kiện gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay thủ tục từ A đến Z các bước chứng minh tài chính du học mỹ theo diện F,M, J cực đơn giản, tiện lợi, với quy tình cực nhanh gọn, hiệu quả.
Yêu cầu chứng minh tài chính du học Mỹ
Để có thể xin visa du học Mỹ thành công, trước tiên các bạn phải chứng minh rằng bản thân và gia đình có đủ khả năng trang trải học phí và chi phí sinh hoạt của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không chỉ cần trang trải các chi phí của riêng mình mà còn của những người đi kèm như , cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ làm hồ sơ miễn phí vợ/chồng và con của bạn (nếu có), cùng với những ai sẽ ở lại cùng bạn tại Mỹ.
Đây là khoản tiền cần chứng minh trước khi nhận bất cứ công việc nào tại Mỹ hay làm việc khi còn là sinh viên, và phải loại trừ cả mức lương/ thưởng gia đình bạn nhận được khi làm thêm khi sinh sống tại Mỹ.
Đối với sinh viên thuộc diện F-1, là du học sinh nước ngoài, nguồn tài chính tài trợ của bạn phải trang trải đầy đủ cho cả học kỳ 12 tháng, cùng với các khoản chi phí bổ sung nếu bạn quyết định học tập tại Mỹ lâu hơn.
Chính phủ Mỹ không cần bạn phải chi trả cho tất cả tiền học phí cùng một lúc, nhưng họ mong muốn bạn cho biết số tiền sẽ đến từ đâu. Tương tự, nếu bạn đang ở trạng thái M-1 (du học sinh học nghề), nguồn lực của bạn phải bao gồm toàn bộ thời gian học theo học tại Mỹ.
Các nguồn hỗ trợ tài chính được chấp thuận, bao gồm:
Các quỹ, tài sản cá nhân hoặc các phần tài sản có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt.
Tài trợ học bổng từ cá nhân và tổ chức có pháp lý minh bạch, thông qua các chương trình ngoại khóa hoặc công trình nghiên cứu khi theo học tại Việt Nam. Cần lưu ý rằng, các thông tin cũng sẽ được liệt kê trong Mẫu I-20 để khai đăng ký làm thủ tục, nhưng bạn vẫn phải cung cấp thông tin xác nhận.
Bằng chứng về tài sản gia đình, quỹ tài chính cá nhân, ví dụ như bản sao của bảng sao kê ngân hàng hoặc chứng chỉ cổ phiếu, cùng với một danh sách tóm tắt tổng tài sản tiền mặt. Lưu ý rằng nếu bảng sao kê ngân hàng hiển thị một khoản tiền gửi gần đây nhưng số dư trung bình thấp, gia đình bạn sẽ cần phải giải trình thêm. Mục tiêu ở đây chính là vượt qua mọi nghi ngờ từ phía chính phủ Mỹ rằng đây là khoản vay nợ từ bên ngoài, với mục đích cải thiện tình hình tài chính.
Hợp đồng lao động & phụ lục việc làm của cha mẹ, bao gồm giấy tờ và văn bản chính thức, giấy xác thực làm việc tại công ty, bảng lương & miêu tả chức danh, hoặc bản sao báo cáo thuế thu nhập.
Tài sản do sinh viên nắm giữ hoặc các thành viên trong gia đình bạn nắm giữ có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, việc chuyển đổi phải được thực hiện ở một quốc gia có tiền tệ được giao dịch trên sàn giao dịch quốc tế, đơn giản như sở hữu bất động sản (đất đai).
Đây là bước giải trình tài sản khá hóc búa cho sinh viên, bởi cơ quan quản lý nhập cư sẽ muốn xem liệu tài sản có được sở hữu bởi gia đình, hay là miếng đất tự do, cũng như thông tin khác như có bất kỳ khoản nợ hay tài sản nào đã được thế chấp để mua đất không.
Để làm rõ điều này, bạn cần đính kèm ngân hàng hoặc các biên lai khác cho thấy mọi khoản vay hoặc thế chấp đã được thanh toán rõ ràng, minh bạch từ phía ngân hàng. Đây là lúc bạn có thể tận dụng tới dịch vụ tại các công ty tư vấn du học để việc thẩm định tài sản và chứng minh tài chính trở nên minh bạch.
Nếu bạn nhận được nguồn tài trợ chính từ gia đình, hãy khai vào Biểu mẫu I-134 của USCIS để cho thấy rằng, gia đình của bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để sẵn sàng chi tiêu cho việc học và chi phí sinh hoạt. Với trường hợp sinh viên nhận nguồn hỗ trợ tài chính từ một quỹ khác và không phải là thành viên gia đình, sẽ cần điền vào Bản tuyên thệ hỗ trợ Mẫu I-134.
Chắc chắn rằng, chính phủ Mỹ sẽ không thể xác nhận được quan hệ của sinh viên với người này, cũng như lý do tại sao một người không liên quan lại muốn trả tiền để bạn theo học nền giáo dục Mỹ đắt đỏ.
Do vậy, người tài trợ này cần làm các thủ tục kê khai, giải thích lý do tài trợ, cũng để chính phủ Mỹ hiểu rằng, đây không phải là ‘quỹ dự phòng’, mà sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần học phí và lệ phí khi sinh sống tại Mỹ.
Giấy tờ chứng minh thu nhập yêu cầu
Bố mẹ/ sinh viên có nguyện vọng du học thuộc diện đi làm thuê, làm công ăn lương, có hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động đi kèm cùng phụ lục hợp đồng, có thời hạn trên 3 năm, đã nêu rõ chức vụ, thời hạn hợp đồng, hình thức trả lương, chế độ làm việc, tiền thưởng, quyền lợi, xác nhận về việc tăng lương (Nếu có)
Xác nhận đóng thuế TNCN, bảo hiểm xã hội đều đặn
Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Gia đình có kinh doanh riêng, với các ngành như nông trại, buôn bán nhỏ, xưởng bánh mỳ, công việc kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà:
Giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận hộ kinh doanh, có xác nhận của địa phương.
Giải trình thu nhập cụ thể, hoạt động kinh doanh theo các năm.
Chứng minh đã đóng thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
Gia đình có doanh nghiệp lớn, là chủ công ty:
Giấy phép kinh doanh có hiệu lực (tuổi đời trên 3 năm).
Giấy chứng nhận mã số thuế; Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp; Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng, như hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước, các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
Chứng minh tài chính du học Mỹ cần bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc theo từng chương trình học, sẽ có từng khoản học phí yêu cầu, cụ thể như sau:
Chương trình Trung học (THCS/THPT), sẽ có chi phí từ 15.000 đến 45.000 USD/ năm.
Cao đẳng cộng đồng và các trường dạy nghề, sẽ có chi phí từ 15.000 đến 22.000 USD mỗi năm. Khi học tại các trường cao đẳng; du học sinh sẽ thuê nhà riêng để ở hoặc sống chung với gia đình bản xứ. Chi phí ăn, ở trong 1 năm học vào khoảng 5.000 đến 7.000 USD mỗi năm.
Đại học tư nhân, dân lập, có học phí dao động từ 40.000 đến 65.000 USD mỗi năm.
Đại học công lập có chi phí thấp hơn nhiều, với điều kiện nhập học gắt gao hơn, có mức phí từ 25.000 đến 42.000 USD mỗi năm.
Để có thể được đi du học Mỹ, gia đình sẽ phải có khả năng chứng minh thu nhập và tài sản, để có thể trang trải chi trả cho con toàn bộ thời gian học tập tại Mỹ, chứ không phải là chứng minh tài chính theo chi phí hàng năm.
Chi phí tối thiểu để có thể chứng minh tài chính du học Mỹ thành công sẽ rơi vào khoảng 900.000.000 VNĐ, với các yêu cầu về thủ tục, giấy tờ chứng minh thu nhập.
Tại sao cần chứng minh tài chính du học Mỹ?
Sinh viên du học Mỹ cần chứng minh tài chính để thiết lập mức độ tin cậy với Lãnh sự quán. Bạn cần cho họ thấy rằng mình đã có kế hoạch đi du học cụ thể và chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Gia đình bạn đủ khả năng chi trả cho toàn bộ học phí, sinh hoạt phí trong suốt thời gian bạn tham gia học tập tại Mỹ. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng sinh viên mượn cớ du học để lao động “chui” hoặc có ý định nhập cư trái phép.
Chứng minh tài chính du học Mỹ liệu có dễ dàng?
Với hệ thống giáo dục chất lượng, cơ hội công việc sau khi tốt nghiệp rộng mở, Mỹ nhanh chóng trở thành điểm đến học tập đáng mơ ước của nhiều bạn sinh viên quốc tế. Nhưng để hiện thực hóa giấc mơ du học bạn cần hoàn thiện hồ sơ xin visa. Và dịch vụ chứng minh tài chính được xem là khâu rất quan trọng và cần thiết. Liệu rằng chứng minh tài chính xin visa Mỹ có dễ như bạn nghĩ?
Thực tế, Mỹ là một trong những quốc gia xét duyệt visa du học rất chặt chẽ. Vậy nên, chứng minh thu nhập tài chính du học Mỹ – không phải dạng vừa đâu! Nhất là sau vụ khủng bố 11/9, cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng nạn nhập cư bất hợp pháp đã khiến chính phủ nước này hết sức quan ngại. Chính vì lẽ đó, đã có không ít bạn trẻ bị từ chối cấp visa du học Mỹ.
Giải pháp nào để gia tăng tỷ lệ xin visa Mỹ thành công?
Mặc dù là quốc gia “khó tính”, nhưng thủ tục xin visa du học Mỹ lại rất thuận tiện và nhanh chóng. Điều quan trọng là bạn phải chứng minh được với ĐSQ/LSQ rằng bạn sẽ quay về nước sau khi kết thúc chương trình học tập tại nước Mỹ.
Chuẩn bị hồ sơ chu đáo là điều cần thiết, tuy nhiên muốn gia tăng tỷ lệ thành công bạn cần lưu ý các điểm sau:
Trình bày kế hoạch học tập càng chi tiết càng tốt.
Chứng minh được bằng tại Mỹ sẽ ảnh hưởng đến cơ hội và việc làm trong tương lai như thế nào.
Chứng minh khả năng tài chính của gia đình có thể hỗ trợ bạn trong suốt quá trình học thông qua sổ tiết kiệm, tài sản có giá trị, mức thu nhập hàng tháng….
Các ứng viên cũng nên tìm hiểu thêm những quy định đặc biệt tại các bang của Mỹ.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã giải tỏa được băn khoăn: chứng minh tài chính du học Mỹ có dễ không? Ngoài ra, để có được sự chuẩn bị tốt nhất bạn nên liên hệ các dịch vụ tài chính để được hỗ trợ tốt nhất.
Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ năm 2020 như thế nào.
Bạn đang muốn thực hiện ước mơ du học Mỹ ? Bạn muốn được học tập, nghiên cứu tại những ngôi trường danh tiếng: Massachusetts Institute of Technology, Harvard University, Stanford University…. Muốn thực hiện ước mơ của mình bạn cần chứng minh.
Vì sao phải chứng minh tài chính du học Mỹ ?
Chứng minh tài chính du học Mỹ là một khâu quan trọng để xin cấp visa đi du học. Việc đó chứng minh rằng bạn hoàn toàn có đủ năng lực tài chính trong quá trình học tập tại nước Mỹ, bạn có thể sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính lùi ngày nếu có khả năng.
Khi bạn chứng minh tài chính lùi ngày du học Mỹ thành công, Đại sứ quán sẽ tin tưởng để cung cấp visa cho bạn. Và đó cũng như một lời cam kết về việc bạn trở về Việt Nam sau khi kết thúc khóa học mà không ở lại nước họ để cư trú hay lao động bất hợp pháp.Vậy bạn cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Hồ sơ cần thiết để chứng minh tài chính du học Mỹ
Thứ nhất, sổ tiết kiệm. Bạn cần có 1 sổ tiết kiệm với số tiền đủ trang trải cho chi phí ăn ở, học tập, sinh hoạt trong năm đầu tiên. Không có con số yêu cầu chính xác , nhưng ít nhất bạn phải có tầm 850 triệu đồng. Và số tiền này phải được gửi trong ngân hàng từ 1 tuần-3 tháng tính từ lúc gửi đến lúc bạn làm hồ sơ du học. Bạn có thể gửi ở bất kỳ ngân hàng nào với đồng tiền gửi VNĐ hoặc USD và thời hạn từ 1-12 tháng.
Thứ hai, dịch vụ chứng minh thu nhập, Sổ tiết kiệm chỉ là số tiền bạn dùng cho 1 năm đầu tiên. Còn chi phí cho những năm tiếp theo phụ thuộc vào thu nhập của người bảo trợ tài chính cho bạn. Và người đó phải chứng minh được thu nhập hàng tháng của mình , sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt, phần tích lũy được đủ để tài trợ cho du học sinh. Chứng minh thu nhập bằng cách nào?
Nếu người bảo trợ tài chính là cá nhân: Cá nhân đó phải cung cấp hợp đồng lao động, thời gian làm việc phải trên 3 năm. Trong hợp đồng phải nêu rõ chế độ lương, thưởng, quyền hạn, thời gian trả lương…..và mức lương tối thiếu phải khoảng 250 triệu-300 triệu đồng/năm, nếu bạn không chứng minh được nguồn thu hãy liên hệ và tìm hiểu dịch vụ chứng minh thu nhập tại công ty tài chính Khoa Lê để biết thêm chi tiết
Nếu người bảo trợ tài chính là hộ kinh doanh cá thể thì phải cung cấp giấy đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh tại địa phương, thuế môn bài, thuế khoán hay thuế tháng là bao nhiêu? Và 1 cái quan trọng nữa đó là giấy giải trình thu nhập.
Nếu người bảo trợ tài chính là công ty, doanh nghiệp, cần cung cấp những giấy tờ sau:
Giấy phép đăng ký kinh doanh. Lưu ý, công ty phải được thành lập trước ngày bạn làm hồ sơ du học ít nhất là 03 năm,
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,
Báo cáo thuế thu nhập và báo cáo tài chính của công ty 03 năm gần nhất,
Các hợp đồng giao dịch với khách hàng. Lưu ý, các hợp đồng phải thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty,
Các hóa đơn, phiếu thu, giấy nộp tiền vào kho bạc Nhà nước,
Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phần, chia cổ tức của các cổ đông…
Ngoài sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập thì chứng minh tài sản không phải là yếu tố quá quan trọng nhưng nó sẽ làm đẹp thêm hồ sơ của bạn, giúp Đại sứ quán tin tưởng hơn về khả năng trở về Việt Nam của bạn sau khi hoàn thành khóa học. Vì thế bạn hãy cung cấp những giấy tờ chứng nhận sở hữu những tài sản có giá trị như: giấy tờ nhà đất, cổ phiếu, xe hơi….
Có thể thấy, chứng minh tài chính du học mỹ không hề đơn giản, yêu cầu rất nhiều kinh nghiệm để làm việc với các cơ quan của Chính phủ Mỹ hiệu quả, đẩy nhanh quy trình chứng minh thu nhập, cũng như xin visa thị thực vào Mỹ.