Hướng dẫn cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật? Tư vấn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp là gì? Đối tượng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP.
Sau đây, Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới Quý khách hàng nội dung tổng quan về thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng tôi như sau:
Khái niệm về vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm có thể được hiểu là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
Đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Đây là quy định hiện hành tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Chỉ một số cơ sở sản suất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn, Nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể…không phải cấp Giấy chứng nhận VSATTP sau đây:
Các bước xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện theo hai bước sau:
Bước 1: Chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải đi tập huấn và thi lấy Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP.
Bước 2: Sau khi có giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP, Cơ sở nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy theo lĩnh vực hoạt động cụ thể…
Tập huấn và xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Cơ sở phải gửi hồ sơ đề nghị và làm kiểm tra xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền. Bộ hồ sơ bao gồm:
Đối với tổ chức:
– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
– Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
– Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí;
Đối với cá nhân:
– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;
– Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí.
Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.
Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận.
Lưu ý về Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Giấy xác nhận kiến thức về ATTP có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp.
Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự…
Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP
Hồ sơ và các bước xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP như thế nào.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Danh sách và Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.
Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên.
Đoàn thẩm định sẽ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm.
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định.
Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.
Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục: đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 60 ngày đối với lĩnh vực công Thương và 30 ngày đối với lĩnh vực khác do Chi cục vệ sinh ATTP quản lý…
Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại.
Trong thời hạn 05 – 10 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận.
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Lưu ý
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sẽ thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận. Số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm…
Dịch vụ xin Giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Dịch vụ xin dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Trần và Liên Danh bao gồm công việc và phí dịch vụ như sau:
Công việc của Luật Trần và Liên Danh thực hiện;
Luật Trần và Liên Danh sẽ phối hợp với các bộ phận, cá nhân có liên quan của Quý khách hàng để chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ sau đây:
– Cử nhân đến kiểm tra đơn vị, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu, tư vấn các điều kiện để được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
– Đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;
– Soạn thảo hồ sơ và đại diện cơ sở thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi liên hệ với cá nhân, tổ chức có liên quan và thực hiện các công việc giải trình nếu cần để đạt được sự chấp thuận;
– Cùng cơ sở tiếp đoàn kiểm tra;
– Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.
Phí dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại Hà Nội
Phí dịch vụ trọn gói để thực hiện là 15.000.000 VND (Mười lăm triệu đồng). Phí dịch vụ trên chưa bao gồm VAT.
Đối với các tỉnh thành khác, Quý khách liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được báo giá chi tiêt.
Công việc của khách hàng
– Khách hàng cần phối hợp, cung cấp cho Luật Trần và Liên Danh các giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).
– Sơ yếu lí lịch, giấy khám sức khỏe của giám đốc và nhân sự trực tiếp làm việc tại công ty, hoặc của chủ hộ kinh doanh cá thể nếu là hộ kinh doanh.
– Giấy xác nhận đã qua tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm của giám đốc/chủ hộ kinh doanh và nhân sự trực tiếp làm việc.
– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
– Quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
Trên đây là tổng thể về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Luật Trần và Liên Danh gửi tới Quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi cung cấp dịch vụ cho bạn.