Hợp đồng lao động phổ thông

hợp đồng lao động phổ thông

Hiện nay mẫu hợp đồng lao động phổ thông bao gồm thông tin về bên sử dụng lao động và thông tin người lao động, thời gian thử việc, mức lương, thời hạn hợp đồng, chế độ nghỉ ngơi… đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn.

Hợp đồng lao động dưới đây do Luật Trần và Liên Danh soạn thảo chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi thực hiện thủ tục lập hợp đồng lao động.

Có mấy loại hợp đồng lao động?

So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ quy định về “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”, hiện tại chỉ có hai loại hợp đồng lao động sau:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Với các loại hợp đồng này, các bên có thể lựa chọn giao kết theo hình thức văn bản hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc bằng lời nói (chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng).

Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công

Mặc dù hợp đồng lao động là một loại quan hệ mua bán đặc biệt. Một trong những khía cạnh đặc biệt của quan hệ này thể hiện ở chỗ hàng hóa mang trao đổi – sức lao động, luôn tồn tại gắn liền với cơ thể người lao động.

Do đó, khi người sử dụng lao động mua hàng hóa sức lao động thì cái mà họ được sở hữu đó là một quá trình lao động biểu thị thông qua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức…. của người lao động và để thực hiện được những yêu cầu nói trên, người lao động phải cung ứng sức lao động từ thể lực và trí lực của chính mình biểu thị qua những thời gian đã được xác định: ngày làm việc, tuần làm việc….

Như vậy, lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm.

Việc xác định đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công, không chỉ có ý nghĩa trong việc đưa ra một trong những căn cứ để phân biệt hợp đồng lao động với những hợp đồng khác có nội dung tương tự mà còn có ý nghĩa với chính quan hệ hợp đồng lao động, chẳng hạn ở khía cạnh xác định chủ thể trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện

Đặc trưng này xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng lao động. Hơp đồng lao động thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao, vì vậy, khi người sử dụng lao động thuê người lao động người ta không chỉ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm chất…

Do đó, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba.

Trong hợp đồng lao động có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định

Đặc trưng này của hợp đồng lao động xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Mặt khác, hợp đồng lao động có quan hệ tới nhân cách của người lao động, do đó quá trình thỏa thuận, thực hiện hợp đồng lao động không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng của nhân cách người lao động.

Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô định

Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tới một thời điểm nào đó, xem cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc.

Ở đây, các bên – đặc biệt là người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian đã được người sử dụng lao động xác định: ngày làm việc, tuần làm việc.

hợp đồng lao động phổ thông
hợp đồng lao động phổ thông

Người lao động phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng và chịu sự quản lí của NSDLĐ

Khác với các hợp đồng khác, các chủ thể giao kết hợp đồng có thể tự mình thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc có thể uỷ quyền cho chủ thể khác giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, đối với hợp đồng lao động, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc trong họp đồng.

Nếu NLĐ có thể chuyển việc cho người khác làm một cách tuỳ tiện thì người này thường không phải là NLĐ (trong quan hệ lao động). Tại sao lại như vậy?

Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động. Khác với quan hệ có yếu tố lao động do luật dân sự (thông qua hợp đồng dịch vụ) điều chỉnh, các bên quan tâm đến lao động quá khứ (tức là lao động đã kết tinh vào sản phẩm), trong quan hệ lao động, các bên quan tâm đến lao động sống (tức là lao động đang có và đang diễn ra).

Hơn nữa, hợp đồng lao động thường được thực hiện ở môi trường có tính chuyên môn hoá cao.

NLĐ không làm mọi công đoạn của sản phẩm mà có thể chỉ thực hiện một hoặc một số công đoạn của sản phẩm.

Chính vì vậy, NLĐ phải tự mình giao kết hợp đồng (tự mình cam kết) và tự mình thực hiện các công việc đã thoả thuận trong hợp đồng. Hơn nữa, khi tham gia quan hệ lao động, NLĐ còn được hưởng một số quyền lợi dựa trên mức độ cống hiến của chính bản thân họ (như quyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc…).

Những quyền lợi này gắn liền với nhân thân của NLĐ, gắn liền với NLĐ và chỉ NLĐ giao kết hợp đồng lao động đó mới được hưởng nên đòi hỏi NLĐ phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng.

NLĐ tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng, song trong quá trình thực hiện công việc đó lại chịu sự quản lí giám sát của NSDLĐ.

Bởi tuy NLĐ tự mình thực hiện công việc song hoạt động lao động của NLĐ không phải là hoạt động mang tính đơn lẻ cá nhân mà là hoạt động mang tính tập thể. Quá trình làm việc của NLĐ có sự liên quan đến các lao động khác. Chính vì vậy cần phải có sự quản lí của NSDLĐ.

Hơn nữa, khi thực hiện công việc, NLĐ sẽ phải sử dụng máy móc, thiết bị tài sản của doanh nghiệp nên NSDLĐ phải có quyền quản lí đối với NLĐ. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận diện quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở của hợp đồng lao động.

Pháp luật hầu hết các nước đều quy định Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động (trừ những trường hợp đặc biệt như đối với lao động nhỏ tuổi, giao kết với đại diện của nhóm Người lao động…) đồng thời Người lao động (NLĐ) phải tự mình thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng, không được chuyển cho người khác, trừ trường hợp được NSDLĐ đồng ý.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, NLĐ chịu sự quản lí của NSDLĐ.

Mẫu hợp đồng lao động phổ thông mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                ……………, ngày……tháng……năm……

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chúng tôi, một bên là Ông/Bà :……………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………………………

Đại diện cho ………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………… Điện thoại:………………..

Và một bên là Ông/Bà :……………………………………………………………

Sinh ngày:………..…..tháng…….……năm…….……Tại:………………………..

Nghề nghiệp :………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………

Số CMTND:………………………………… cấp ngày…….…../………./…….….

Số sổ lao động (nếu có) :………………..……cấp ngày…………/………./………..

Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây :

Điều 1 : Thời hạn và công việc hợp đồng

            – Ông, bà :…………………………………………………làm việc theo loại hợp đồng lao động…………..…………………….từ ngày……tháng……năm…….đến ngày…….tháng….…năm………..

– Thử việc từ ngày…….tháng…..…năm……..đến ngày….…tháng……năm……

– Địa điểm làm việc :………………………………………………………….….…

– Chức vụ :…………………………………………………………………….….…

– Công việc phải làm :…………………………………………………………..…..

Điều 2 : Chế độ làm việc

– Thời giờ làm việc :…………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

– Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm :……………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của nhà nước.

Đỉều 3 : Nghĩa vụ, quyền hạn và các quyền lợi người lao động được hưởng như sau :

1 – Nghĩa vụ :

Trong công việc, chịu sự điều hành trực tiếp của ông, bà :…………………………

Hoàn thành những công việc trong hợp đồng lao động.

Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật lao động, an toàn lao động và các quy định trong thỏa ước lao động tập thể.

2 – Quyền hạn :

Có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

3 – Quyền lợi :

– Phương tiện đi lại làm việc :………………………………………………………

– Mức lương chính hoặc tiền công :……………………………………………..…. Được trả……….lần vào các ngày………..và ngày…………..hàng tháng.

– Phụ cấp gồm :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Được trang bị bảo hộ lao động gồm :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ lễ, phép, việc riêng) :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Bảo hiểm xã hội:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Được hưởng các phúc lợi :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Được hưởng các khoản thưởng, nâng lương, bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ hợp tác khoa học, công nghệ với các đơn vị trong hoặc ngoài nước :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Được hưởng các chế độ ngừng việc trợ cấp thôi việc, bồi thường theo quy định của pháp luật lao động

Điều 4 : Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động :

1 – Nghĩa vụ :Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động làm việc đạt hiệu quả. Đảm bảo việc làm cho người lao động theo hợp đồng đã ký. Thanh toán đầy đủ, dứt điểm các chế độ và quyền lợi của người lao động đã cam kết trong hợp đồng lao động.

2 – Quyền hạn :

Có quyền điều chuyển tạm thời người lao động, tạm ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động.

>> Luật sư tư vấn quy định về Hợp đồng lao động, Gọi: 0888889366

Điều 5 : Điều khoản chung :

1 – Những thỏa thuận khác :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

2 – Hợp đồng lao động có hiệu lựctừ ngày……..tháng………..năm………..đến ngày………….tháng……….năm………….

 

Điều 6 : Hợp đồng lao động này làm thành 02 bản :

– 01 bản do người lao động giữ.

– 01 bản do người sử dụng lao động giữ.

Làm tại :………………………………………….

 

           Người lao động                                        Người sử dụng lao động

            (ký tên)                                                    (ký tên, đóng dấu)

Trên đây là những nội dung tư vấn mà Luật Trần và Liên Danh muốn cung cấp đến quý khách hàng về mẫu hợp đồng lao động phổ thông.

Nếu còn bất cứ vướng mắc gì về các vấn đề liên quan đến lao động đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline mọi thắc mắc, vấn đề của bạn sẽ được tư vấn, giải đáp một cách hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139