Biểu phí thẩm định giá

biểu phí thẩm định giá

Tài chính là công cụ để điều tiết sự phát triển nền kinh tế. Để xây dựng vững vàng huyết mạch này, các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng cho mình những rào chắn bảo vệ an toàn. Thẩm định giá ra đời giải quyết bài toán thiết lập cán cân định giá tài sản. Cùng tìm hiểu về biểu phí thẩm định giá ngay sau đây.

Hoạt động thẩm định giá được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 29 Luật Giá 2012 có quy định về nguyên tắc của hoạt động thẩm định giá như sau:

“Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá

Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.

Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, tại Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cụ thể như sau:

“Điều 6. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.

Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.”

Như vậy, hoạt động thẩm định giá được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quy trình thẩm định giá tài sản được thực hiện cụ thể như thế nào?

Căn cứ Điều 30 Luật Giá 2012 có quy định về quy trình thẩm định giá tài sản như sau:

“Điều 30. Quy trình thẩm định giá tài sản

Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Lập kế hoạch thẩm định giá.

Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Phân tích thông tin.

Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.”

Chứng thư thẩm định giá hết thời hạn sử dụng có được gia hạn hay không?

Căn cứ Điều 32 Luật Giá 2012 có quy định cụ thể như sau:

“Điều 32. Kết quả thẩm định giá

Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.

Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.”

Đồng thời, Mục 7 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BTC có quy định như sau:

“7. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan

[…]

Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.”

Như vậy, kết quả thẩm định giá có giá trị pháp lý không quá 6 tháng. Khi hết thời hạn trên cần tiến hành thẩm định giá lại từ đầu để xác định chính xác nhất giá trị của tài sản.

Mà chứng thư thẩm định giá có nội dung phụ thuộc vào nội dung của báo cáo kết quả thẩm định giá. Do đó, trường hợp kết quả thẩm định giá hết hiệu lực sử dụng thì có thể hiểu chứng thư thẩm định giá cũng không còn giá trị sử dụng. Đồng thời hiện nay chưa có quy định nào về việc gia hạn chứng thư thẩm định giá.

Như vậy, trong trường hợp này cần tiến hành thẩm định giá lại từ đầu, dựa trên căn cứ đó để lập chứng thư thẩm định giá mới.

Quy định mới về giá dịch vụ thẩm định giá, biểu phí thẩm định giá từ 01/5/2021

Cụ thể, giá dịch vụ thẩm định giá, biểu phí thẩm định giá được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 89/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 12/2021/NĐ-CP.

Theo đó, giá dịch vụ thẩm định giá thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 89/2013/NĐ-CP trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

So với hiện hành, bổ sung nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường khi xác định giá dịch vụ thẩm định giá.

Trường hợp việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm định giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Hiện hành, trường hợp đấu thầu dịch vụ thẩm định giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.

Điều 11 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về Giá dịch vụ thẩm định giá, biểu phí thẩm định giá cụ thể:

Giá dịch vụ thẩm định giá thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá; trường hợp đấu thầu dịch vụ thẩm định giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.

Các căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá:

a) Nội dung, khối lượng, tính chất công việc và thời gian thực hiện thẩm định giá;

b) Chi phí kinh doanh thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng dịch vụ gồm: Chi phí tiền lương, chi phí phát sinh trong quá trình khảo sát, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;

c) Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;

d) Lợi nhuận dự kiến (nếu có) đảm bảo giá dịch vụ thẩm định giá phù hợp mặt bằng giá dịch vụ thẩm định giá tương tự trên thị trường;

đ) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thẩm định giá ban hành và thực hiện niêm yết biểu giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp mình theo quy định tại Khoản 6 Điều 4, Khoản 5 Điều 12 của Luật giá bằng hình thức mức giá dịch vụ trọn gói, theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản hoặc giá trị dự án cần thẩm định giá và hình thức khác do doanh nghiệp quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.

Bên cạnh xây dựng những quy định mới, Nghị định 12/2021/NĐ-CP cũng đã bổ sung quy định so với pháp luật hiện hành.

Theo đó, cơ quan thẩm định giá tài sản hoặc đơn vị thành lập Hội đồng định giá có trách nhiệm gửi 01 bản sao Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc Kết luận thẩm định giá qua đường công văn, fax hoặc hệ thống báo cáo điện tử về Bộ Tài chính để đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Nhà nước về thẩm định giá, trừ trường hợp tài sản thuộc danh mục tài sản bí mật của Nhà nước.

biểu phí thẩm định giá
biểu phí thẩm định giá

Biểu phí thẩm định giá, thù lao luật sư

Nghề luật sư hình thành và phát triển lớn mạnh và càng ngày nhu cầu thực tế xã hội đòi hỏi những kiến thức trí tuệ, song hành trong cuộc sống, tuân thủ pháp luật, đảm bảo công bằng theo hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật sư đối với người Việt Nam ăn sâu vào trong tâm trí và suy nghĩ của từng người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng xã hội, là người tư vấn luật bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng đem lại sự công bằng thiết thực trong cuộc sống. Luật sư người bào chữa, đại diện ủy quyền với dịch vụ pháp lý, Khi hình dung sản phẩm của luật sư là tài sản vô hình, giá trị bằng trí tuệ gắn liền với quyền lợi của khách hàng liên quan đến chi phí thuê Luật sư,

Thường yêu cầu luật sư đưa ra Biểu phí (“bảng giá”) cố định của dịch vụ luật sư. Tuy nhiên, mỗi một công việc của khách hàng đều có những sự khác biệt, mức độ yêu cầu luật sư đối với vụ việc đó cũng khác nhau, ngay trong cùng một lĩnh vực pháp luật cũng có mức độ phức tạp khác nhau đối với từng vụ việc.

Qua nhiều năm kinh nghiệm giải quyết tư vấn luật và theo quy định của Luật Luật sư được pháp luật Việt Nam thừa nhận Công ty tư vấn Luật Trần và Liên danh đưa ra quy tắc chung về việc tính phí và biểu phí sơ bộ để Quý khách hàng tham khảo.

Thu thập thông tin

Các nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp; thông tin từ kết quả khảo sát thực tế; thông tin từ các giao dịch mua bán tài sản trên thị trường

Thẩm định viên có trách nhiệm kiểm chứng thông tin để bảo đảm độ tin cậy, chính xác trước khi đưa vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá. Đối với những tài liệu do khách hàng cung cấp, nếu phát hiện nội dung tài liệu, hồ sơ không hoàn chỉnh, không đầy đủ hoặc có nghi vấn thẩm định viên phải kịp thời yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ hoặc xác minh, làm rõ.

Ngoài ra, thẩm định viên phải thu thập các thông tin như các thông tin liên quan đến tính pháp lý của tài sản; các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, chính sách thuế, thu nhập, các điều kiện giao dịch của tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh (nếu có); các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, sở thích và động thái người mua – người bán tiềm năng, tình hình lạm phát, các chỉ số giá đối với nhóm tài sản cụ thể, biểu phí thẩm định giá.

Phân tích thông tin

Đây là bước quan trọng để đưa ra giá trị thẩm định giá cuối cùng của tài sản thẩm định giá. Phân tích tông tin là quá trình phân tích toàn bộ các thông tin thu thập được liên quan đến tài sản thẩm định giá và các tài sản so sánh để đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả thẩm định giá cuối cùng.

a, Phân tích thông tin từ khảo sát thực tế tại hiện trường của tài sản

b, Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá: cung- cầu; sự thay đổi của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu tố khác.

c, Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất:

Thẩm định viên phân tích khả năng sử dụng tốt nhất của tài sản nhằm bảo đảm sử dụng một cách hợp pháp, hợp lý trong điều kiện cho phép về mặt kỹ thuật, tài chính và mang lại giá trị cao nhất cho tài sản.

Khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản thẩm định giá khi đứng độc lập có thể khác biệt với khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản đó khi được xem xét trong một tổng thể.

Đối với bất động sản các yếu tố về tính pháp lý chi phối việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất có thể là các quy định về xây dựng, phân vùng quy hoạch (thường phản ánh trong hầu hết các quyết định sử dụng cao nhất và tốt nhất), luật hoặc quy chuẩn xây dựng có thể hạn chế việc xây dựng lô đất, ô đất được phát triển để đạt được mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất bằng cách áp đặt các hạn chế gây tăng chi phí xây dựng.

Trên đây là bài viết tư vấn về biểu phí thẩm định giá của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139