Thẩm định giá trị doanh nghiệp

thẩm định giá trị doanh nghiệp

Tài chính là công cụ để điều tiết sự phát triển nền kinh tế. Để xây dựng vững vàng huyết mạch này, các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng cho mình những rào chắn bảo vệ an toàn. Các thủ tục thẩm định giá trị doanh nghiệp ra đời giải quyết bài toán thiết lập cán cân định giá tài sản. Thẩm định giá là một nghề mới tại Việt Nam, vì vậy đặt ra rất nhiều thách thức khi bạn muốn theo đuổi ngành này.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08 “Cách tiếp cận từ thị trường’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của quyền sử dụng đất thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các thửa đất so sánh để ước tính, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường.

Phương pháp so sánh thường được áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất trong trường hợp có thông tin giao dịch trên thị trường của các thửa đất tương tự với thửa đất thẩm định giá. Phương pháp so sánh trực tiếp được xây dựng chủ yếu dựa trên yêu cầu tuân thủ nguyên tắc thay thế: giá trị tài sản mục tiêu được coi là hoàn toàn có thể ngang bằng với giá trị của những tài sản tương đương có thể so sánh được. Theo đó, thẩm định viên phải dựa vào mức giá của những tài sản tương tự đó được xác định trong thời gian gần nhất để ước tính giá cho tài sản mục tiêu.

Phương pháp so sánh thường được áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất trong trường hợp có thông tin giao dịch trên thị trường của các thửa đất tương tự với thửa đất thẩm định giá.

Thẩm định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp so sánh

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về những bất động sản đã được giao dịch trong thời gian gần nhất có thể so sánh được với bất động sản mục tiêu về các mặt, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị như: Vị trí, cơ sở hạ tầng giao thông, tiện ích, diện tích, kích thước…

Bước 2: Tiến hành kiểm tra và phân tích các giao dịch chứng cứ nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh được với bất động sản mục tiêu. Để thực hiện tốt bước này, khi kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường cần phải làm rõ: nguồn gốc, đặc điểm và tính chất các giao dịch.

Bước 3: Lựa chọn một số bất động sản có thể so sánh thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm, thường lấy từ 3 đến 6 bất động sản để so sánh. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, thẩm định viên phải được tối thiểu 3 bất động sản tương tự khi áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp.

Bước 4: Xác định những yếu tố khác nhau giữa bất động sản mục tiêu và bất động sản chứng cớ. Đồng thời, dựa trên các yếu tố khác nhau, tiến hành xác định những yếu tố khác nhau giữa bất động sản thẩm định giá và bất động sản so sánh. Đồng thời, dựa trên các yếu tố khác nhau, tiến hành lập bảng phân tích, điều chỉnh giá của các bất động sản so sánh.

Bước 5: Ước tính giá trị bất động sản mục tiêu trên cơ sở giá của bất động sản đã điều chỉnh.

Điều kiện áp dụng

Chất lượng thông tin phải phù hợp, đầy đủ, đáng tin cậy và kiểm tra được.

Thị trường phải ổn định. Nếu thị trường biến động sẽ có sai số lớn, ngay cả khi đối tượng giống nhau về nhiều mặt.

Để giảm bớt sự tác động của các định kiến và tính chủ quan trong việc đánh giá các yếu tố, thẩm định viên nên sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích xác suất và máy tính. Điều kiện đó cho pháp thẩm định viên rút ra kết luận từ tập hợp các tài liệu trên cơ sở phân tích luật số lớn và nhận được kết quả đúng hơn.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 “Cách tiếp cận từ chi phí’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

“Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của bất động sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại”.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất tạo ra thu nhập cho người sử dụng. Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ bất động sản là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của bất động sản hoặc vĩnh viễn.

Các bước tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp

Bước 1: Ước tính thu nhập hoạt động thuần do tài sản mang lại

Công thức xác định thu nhập hoạt động thuần:

Thu nhập hoạt động thuần = Tổng thu nhập tiềm năng – Thất thu do không sử dụng hết 100% công suất và do rủi ro thanh toán – Chi phí hoạt động

Thẩm định viên xác định tổng thu nhập tiềm năng, thất thu, chi phí hoạt động thông qua các thông tin điều tra khảo sát trên thị trường của các tài sản tương tự, có tham khảo thu nhập và chi phí hoạt động trong quá khứ của tài sản thẩm định giá, xem xét tình hình cung – cầu, triển vọng phát triển của thị trường ngành, lĩnh vực và các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc dự báo tổng thu nhập tiềm năng, thất thu, chi phí hoạt động dự kiến của tài sản thẩm định giá.

Bước 2: Xác định tỷ suất vốn hóa

Tỷ suất vốn hóa được xác định thông qua 03 phương pháp: Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích vốn vay – vốn đầu tư và Phương pháp phân tích khả năng thanh toán nợ.

Bước 3: Áp dụng công thức vốn hóa trực tiếp.

Điều kiện áp dụng

Phù hợp khi định giá thửa đất có khả năng mang lại các khoản thu nhập ổn định và có thể dự báo trước một cách hợp lý.

Thường áp dụng để tư vấn cho các quyết định lựa chọn phương án đầu tư.

 

Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 “Cách tiếp cận từ chi phí’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

“Cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá”.

Phương pháp chi phí tái tạo thường được áp dụng kết hợp với phương pháp so sánh, cụ thể: Đối với đất trống, thẩm định viên sử dụng phương pháp so sánh để xác định giá trị quyền sử dụng đất; đối với công trình xây dựng trên đất là nhà ở, thẩm định viên sử dụng phương pháp chi phí tái tạo để xác định giá trị.

Công thức:

Giá trị ước tính của bất động sản = Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà đầu tư) – Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)

Thẩm định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chi phí tái tạo

Sau khi thu thập và phân tích các thông tin có liên quan đến bất động sản thẩm định giá, thẩm định viên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ước tính riêng giá trị của lô đất trong tổng giá trị bất động sản. Giá trị của đất cần được xác định trên cơ sở mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất có tính đến mục đích sử dụng đất hợp pháp và tại thời điểm thẩm định giá. Các giả thiết, điều kiện tính toán,… cần được áp dụng thống nhất đối với tất cả các bộ phận cấu thành bất động sản thẩm định giá như đất đai, nhà xưởng, máy, thiết bị,…

Bước 2: Ước tính các chi phí tái tạo công trình xây dựng hiện có.

Bước 3: Xác định hao mòn và ước tính tổng giá trị hao mòn của công trình xây dựng hiện có.

Bước 4: Ước tính giá trị của công trình xây dựng bằng cách lấy tổng chi phí xây dựng công trình bước 2 trừ (-) giá trị hao mòn đã tính bước 3.

Bước 5: Ước tính giá trị của bất động sản thẩm định giá bằng cách lấy giá trị của đất bước 1 cộng (+) giá trị ước tính của công trình xây dựng bước 4.

thẩm định giá trị doanh nghiệp
thẩm định giá trị doanh nghiệp

Điều kiện áp dụng

Thích hợp xác định giá bất động sản có mục đích riêng biệt như: nhà thờ, bệnh viện, trường học, nhà máy…

Xác định giá bất động sản bồi thường khi xây dựng các hợp đồng bảo hiểm và các dạng bồi thường khác.

Là phương pháp thông dụng của người tham gia đấu thầu hay kiểm tra đấu thầu.

Phương pháp chi phí được vận dụng trong trường hợp mà người ta tin tưởng rằng chi phí là yếu tố chính và là những khoản chi tiêu cần thiết, thích hợp để tạo ra giá trị bất động sản.

Đây là phương pháp có tính chất bổ sung hoặc kiểm tra đối với các phương pháp khác.

Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và kịp thời cung cấp dịch vụ thẩm định giá đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá vẫn còn tồn tại cần phải chấn chỉnh hoạt động. Chính vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng giám đốc/Giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh các hoạt động tại đơn vị.

Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm định giá, cũng như các pháp luật có liên quan.

Việc tiếp nhận và cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản (bao gồm cả thẩm định giá tư vấn cho các doanh nghiệp xác định giá trị các tài sản đảm bảo để doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp), doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình thẩm định giá được quy định tại Điều 30 Luật giá; tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, theo đó chú trọng đến tính độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ đúng pháp luật.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 37, Điều 42 Luật giá.

Đồng thời, tăng cường việc kiểm soát chất lượng thẩm định giá nội bộ; thường xuyên tự tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình thẩm định giá.

Bên cạnh đó, chủ động trong việc thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của doanh nghiệp; thực hiện lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật kiến thức thẩm định giá hàng năm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; đặc biệt là những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thẩm định giá; báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) khi có sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp và thẩm định viên theo đúng quy định.

Quy trình tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp

Khi tiến hành thẩm định giá trị của một tài sản, dịch vụ thẩm định giá sẽ tiến hành theo quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp đã được quy định.

Quy trình thẩm định giá tài sản được tiến hành qua 6 bước, bao gồm:

Bước 1: Tìm hiểm, xác định một cách tổng quát về sản phẩm được thẩm định giá. Xác định giá trị phi thị trường và thị trường để làm cơ sở cho việc thẩm định giá.
Xác định cơ bản về loại tài sản. về kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của tài sản cần được thẩm định. Đồng thời xác định xem đối tượng nào sử dụng kết quả thẩm định giá.
Xác định địa điểm thẩm định giá, thời điểm và mục đích của việc thẩm định giá tài sản.

Bước 2: Lên kế hoạch thẩm định cho tài sản sử dụng dịch vụ thẩm định. Để xác định được rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện của từng nội dung và tiến độ thực hiện của toàn bộ nội dung công việc thẩm định giá thì cần phải tiến hành lập kế hoạch cho hoạt động thẩm định giá tài sản.

Bước 3: Thu thập thông tin, khảo sát trên thực tế. Trong hoạt động khảo sát thực tế, các thẩm định viên cần phải trực tiếp tham gia vào ký kết biên bản khảo sát, quá trình khảo sát, thu thập các thông số và số liệu của tài sản thẩm định, tài sản so sánh. Tùy vào từng loại tài sản khác nhau và cách thức tiếp cận khác nhau mà thẩm định viên cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản. Thu thập các thông tin phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá đã lựa chọn.

Bước 4: Phân tích thông tin thu thập được cho quá trình thẩm định giá. Giai đoạn phân tích thông tin là một bước quan trọng trong quá trình thẩm định giá. Phân tích đến các thông tin liên quan tới tài sản thẩm định giá, các tài sản so sánh và các yếu tố liên quan đến việc thẩm định.

Bước 5: Xác định giá trị của tài sản mang đi thẩm định giá. Với các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá, thẩm định viên lựa chọn phù hợp cho tài sản thẩm định với cơ sở giá trị, với mục đích thẩm định, thông tin, mức độ có sẵn của các dữ liệu. Thẩm định viên sẽ cần nêu rõ phương pháp mình sử dụng thẩm định cho tài sản trong báo cáo thẩm định giá từ đó đưa ra kết quả về giá trị thẩm định.

Bước 6: Lập báo cáo thẩm định, chứng từ thẩm định giá để gửi cho khách hàng của dịch vụ thẩm định giá và các bên liên quan.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá trị doanh nghiệp của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139