Hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu

hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu

Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc mà các cá nhân, doanh nghiệp đều phải thực hiện đầy đủ đúng hạn cho Nhà nước. Việc quyết định mức thu thuế, cũng như ra các văn bản gửi đến các tổ chức yêu cầu nộp thuế là việc cơ quan nhà nước thực hiện. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc quy định hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu.

Hoàn thuế là gì?

Hoàn thuế được định nghĩa là việc Nhà nước trả lại cho cá nhân, đơn vị kinh doanh sô tiền bị thu vượt quá, thu sai của các đối tượng trên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.  Các trường hợp thực tế bao gồm: cá nhân, tổ chức tạm nộp thuế nhưng sau khi cơ quan thuế quyết toán thì có số thuế nộp thừa; cơ quan nhà nước áp dụng không đúng các quy định về đối tượng nộp thuế, mức thuế suất,… Việc hoàn thuế áp dụng cho tất cả các sắc thuế hiện nay, như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi 2016 có 7 trường hợp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT, bao gồm:

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới,  có số thuế GTGT phát sinh từ việc mua bán sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế.

– Cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

– Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

– Hoàn thuế GTGT đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại,…

– Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao

– Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền.

Hoàn thuế gia trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ?

Ngày 15/12/2017, Chính phủ ban hành nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định 100/2016/NĐ-CP và nghị định 12/2015/NĐ-CP. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2018. Chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu theo nghị định này cũng được sửa đổi khác so với nghị định 100/2016/NĐ-CP và thông tư 130/2016/TT-BTC. Cụ thể:

Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng. Đây là quy định tại Khoản 2 Điều 1 nghị định 146/2017/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định:

“3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý;

trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.”

Trước đây, theo quy định tại thông tư 130/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp không được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Nhưng từ ngày 01/02/2018, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan và xuất khẩu ra nước ngoài đều được hoàn thuế, trừ trường hợp không thực hiện xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan.

Như vậy, từ ngày 01/02/2018, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu (thực hiện xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan) nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa khấu trừ hết từ 300 triệu đồng đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT ngay trong tháng/quý.

hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu
hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu

Ý nghĩa của việc hoàn thuế giá trị gia tăng là gì ?

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những cơ chế vận hành của thuế GTGT. Đối với doanh nghiệp, cũng như đối với cả nền kinh tế, hoàn thuế GTGT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý liên quan:

Một cách chung nhất, có thể hiểu hoàn thuế GTGT là việc ngân sách nhà nước trả lại cho đối tượng nộp thuế số tiền thuế GTGT đã nộp vượt quá nghĩa vụ đã thực hiện theo quy định của pháp luật. Số tiền thuế GTGT nộp vượt quá phát sinh khi có sự thay đổi giá trị của hàng hóa, dịch vụ hoặc thay đổi về mức độ điều tiết thuế qua các khâu lưu thông, khi đó số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra làm cho kết quả khấu trừ thuế đạt giá trị âm.

Căn cứ quan trọng để xét hoàn thuế là đối tượng nộp thuế phải nộp theo phương pháp khấu trừ, đây là phương pháp tính thuế đặc trưng của thuế GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế cho phép chúng ta có cơ sở để so sánh và xác định sự chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra, ngân sách nhà nước có nghĩa vụ trả lại số tiền thuế chênh lệch.

Mang tính chất ưu đãi, tài trợ của nhà nước, hoàn thuế GTGT có ý nghĩa quan trọng:

Thứ nhất, hoàn thuế GTGT tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp khi thực hiện nộp thuế GTGT về sự đảm bảo của Nhà nước trong việc điều chỉnh hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước và doanh nghiệp, đảm bảo quyền pháp lý chính đáng cho các chủ thể nộp thuế. Quy định này giúp các nhà đầu tư an tâm về sự bảo đảm tích cực của nhà nước khi hoạt động kinh doanh, thúc đẩy hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ hai, do thuế GTGT là thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên cơ chế hoàn thuế giúp cho các doanh nghiệp tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước. Đồng thời cơ chế hoàn thuế cũng giúp hỗ trợ vốn, giúp điều hòa lượng vốn luân chuyển trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, cơ chế hoàn thuế GTGT có bản chất ưu đãi, hỗ trợ xã hội nên giúp thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển theo định hướng của nhà nước. Theo đó, thông qua cơ chế hoàn thuế, tùy từng giai đoạn nhà nước có thể quy định các trường hợp, đối tượng nào được áp dụng cơ chế hoàn thuế, coi đó như một biện pháp ưu đãi cho ngành, lĩnh vực cần phát triển. Từ đó nhà nước từng bước định hướng sự phát triển các ngành nghề cho phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo sự ổn định bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Thứ tư, chính sách hoàn thuế thể hiện rõ nét vai trò khuyến khích hoạt động xuất khẩu, bởi hàng hóa xuất khẩu cũng là đối tượng được hoàn thuế. Việc hoàn thuế này sẽ giúp cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, góp phần nâng cao sản lượng hàng hóa xuất khẩu, từng bước đưa nước ta trở thành một nước xuất siêu trong tương lai.

Thứ năm, cơ chế hoàn thuế GTGT giúp thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn, chứng từ, mở sổ sách kế toán của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo quy định của pháp luật thuế GTGT, một trong những điều kiện để được hoàn thuế là doanh nghiệp phải có hóa đơn, chứng từ, sổ sách,.. chứng minh hoạt động kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế. Do đó đã gián tiếp thúc đẩy việc sử dụng các biện pháp kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Thông qua đó, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phát triển một cách chuyên nghiệp, tạo sự thuận lợi cho cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, việc sử dụng hóa đơn được coi như một công cụ của nhà nước trong việc quản lý thuế, đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139