Để có thể được cơ quan cấp phép cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để được cấp phép. Luật Luật Trần và Liên danh tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ cho việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Đồng Nai.
Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Thực tế, Giấy chứng nhận đầu tư (tiếng Anh là Investment Registration Certificate – IRC) được hiểu là giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện thực hiện dự án đầu tư.
Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đầu tư thường gắn liền với các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, là điều kiện đầu tiên để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp dưới dạng văn bản bằng giấy hoặc bằng điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư (theo khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14).
Vai trò của Giấy chứng nhận đầu tư
Trước khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, như đã nêu ở trên, Giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận thông tin của nhà đầu tư về dự án đầu tư, do đó, đây chính là cơ sở để Việt Nam quản lý việc đầu tư của nhà đầu tư, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Ngoài ra, còn phải kể đến một số vai trò khác của Giấy chứng nhận đầu tư như: Là điều kiện tiên quyết để dự án đi vào hoạt động; Là cơ sở pháp lý để nhà đầu tư an tâm đầu tư vào dự án…
Dự án nào phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư?
Dự án đầu tư thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 sẽ phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể:
– Trường hợp 1: Dự án của nhà đầu tư nước ngoài;
– Trường hợp 2: Dự án của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ >50% vốn điều lệ/đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (trong trường hợp công ty hợp danh);
– Trường hợp 3: Dự án có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 2 nắm giữ >50% vốn điều lệ trở lên;
– Trường hợp 4: Dự án có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 2 nắm giữ >50% vốn điều lệ.
Điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam
Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện xin cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam được quy định như sau:
– Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế
– Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
+ Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
– Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Đồng Nai
Tùy vào từng dự án đầu tư khác nhau mà thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, hồ sơ cũng khác nhau.
Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh và dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung như: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn,…
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật này;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
– Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.
Hồ sơ dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
– Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;
– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT được quy định như sau:
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp giấy đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Đồng Nai
Cũng tương tự như hồ sơ xin cấp, về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ĐKĐT cũng tuỳ thuộc vào loại dự án.
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (đã nêu ở trên)
Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT cho nhà đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Những trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Khoản 2 điều 37 Luật Đầu tư quy định: Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
Thứ nhất, Dự án của nhà đầu tư trong nước, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Thứ hai, Các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Thứ ba, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc 03 trường hợp sau đây sẽ thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
– Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh
– Có tổ chức kinh tế quy như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Điều kiện cần đáp ứng khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Đồng Nai
Để tiến hành đề nghị cấp giấy chứng nhận, các nhà đầu tư cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Dự án đầu tư không được thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều kiện 2: Nhà đầu tư có địa điểm thực hiện dự án đầu tư hợp pháp.
Điều kiện 3: Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch
(tham khảo thêm quy định tại khoản 3 điều 33 Luật Đầu tư 2020)
Điều kiện 4: Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có)
Điều kiện 5: Đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Đồng Nai cần chuẩn bị
Nhà đầu tư khi có nhu cầu xin cấp phép trong trường hợp này cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh gồm các giấy tờ dưới đây và nộp hồ sơ tới có quan có thẩm quyền cấp (Tham khảo thêm bài viết: Thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc mục 5 bài viết này):
(1) Nhà đầu tư cần chuẩn bị Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu)
(2) Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư – Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân).
(3) Nhà đầu tư chuẩn bị bản Đề xuất dự án đầu tư (quy mô, vốn,…)
(4) Bản sao một trong các tài liệu sau:
– Báo cáo tài chính 02 (hai) năm gần nhất của nhà đầu tư
– Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
– Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
– Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
(5) Chuẩn bị bản Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
(6) Chuẩn bị bản Giải trình về sử dụng công nghệ nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (theo quy định hiện hành)
(7) Hợp đồng BCC đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BCC.
(8) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (nếu có).
Trên đây là bài viết tư vấn về cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Đồng Nai của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.